Bệnh tự kỷ có thể được chẩn đoán sớm từ 14 tháng

Theo Cẩm Tú (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Một nghiên cứu mới gợi ý rằng nên bắt đầu sàng lọc bệnh tự kỷ ở trẻ từ độ tuổi sớm hơn. Trẻ có thể được chẩn đoán bệnh tự kỷ sớm từ 14 tháng tuổi, theo một nghiên cứu trên tạp chí y khoa JAMA Pediatrics.

Tự kỷ là một phổ rối loạn có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội, hành vi và giao tiếp, với các hướng dẫn khuyến nghị sàng lọc trong các lần khám định kỳ lúc 18 và 24 tháng tuổi. Chẩn đoán sớm hơn cũng có thể đồng nghĩa với can thiệp sớm hơn, giúp cho sự phát triển của trẻ.

Theo TS. David Agus, chẩn đoán sớm rối loạn phổ tự kỷ là "tối quan trọng". Mặc dù bệnh tự kỷ thường được chẩn đoán ở độ tuổi khoảng 3 hoặc 4 tuổi ở Mỹ, nhưng việc phát hiện sớm hơn có thể cải thiện hiệu quả của một số liệu pháp.

"Vì vậy, nếu bạn có thể chẩn đoán được bệnh ở 14 tuổi tháng trước khi các kết nối được tạo ra, được gọi là “tính mềm dẻo”, những kết nối đó thông qua trị liệu hành vi có thể mạnh hơn. Vì vậy, hy vọng là chúng ta có thể tác động đến não bằng liệu pháp hành vi sớm hơn nhiều trước khi những kết nối đó thực sự bắt đầu để chúng có thể hoạt động tốt hơn sau này ở những trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ".

TS. Agus giải thích rằng trong nghiên cứu cụ thể này, việc phát hiện rối loạn phổ tự kỷ dễ dàng hơn vì test chuẩn được bắt đầu từ 14 tháng.

"Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng nếu bạn bắt đầu thấy hành vi chậm trễ ở trẻ khi còn nhỏ, các bác sĩ sẽ theo dõi trẻ đến 2 hoặc 3 tuổi để biết liệu đó có phải là rối loạn phổ tự kỷ hay không. Trong nghiên cứu này, ở 14 tháng tuổi, bằng các test chuẩn, có thể chẩn đoán tự kỷ với độ chính xác 84%".

Chỉ 2% số trẻ mà các nhà nghiên cứu nghĩ rằng bị rối loạn phổ tự kỷ hóa ra lại phát triển bình thường và 14% bị một rối loạn phát triển khác.

"Đây là một nghiên cứu rất quan trọng và mang nhiều sự lạc quan trong việc điều trị sớm hơn cho trẻ", TS. Agus nói.

Với những số liệu mới nhất về nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ, chúng ta vẫn chưa biết nhiều. Điều mà chúng ta biết chắc chắn là vắc-xin không gây ra bệnh tự kỷ, trái với rất nhiều thông tin sai lệch đã góp phần tạo ra một trong những vụ dịch sởi lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Có bằng chứng về "mối liên quan di truyền quan trọng" với bệnh tự kỷ và cha mẹ càng lớn tuổi thì khả năng con bị tự kỷ càng cao.

"Chúng tôi nghĩ rằng bệnh liên quan đến sự phát triển não bộ trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thời kỳ thai nghén, nhưng chỉ có vậy".

Một nghiên cứu nhỏ khác được công bố gần đây cho thấy các triệu chứng tự kỷ giảm 45% trong tới hai năm sau khi bệnh nhân được điều trị bằng “ghép chất thải”. TS. Agus gọi kết quả này là "kỳ diệu".

"Những gì họ cho thấy là hầu hết trẻ em hoặc người lớn mắc chứng tự kỷ đều bị táo bón hoặc tiêu chảy, và trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã bệnh nhân uống kháng sinh, tiếp theo là 7 hoặc 8 tuần uống viên thuốc có chứa vi khuẩn của người khác, và các triệu chứng tự kỷ đã giảm 45%.

Kết quả này mang lại sự lạc quan to lớn. Bạn thoát khỏi các vấn đề sinh học khác đang diễn ra, ví dụ như rối loạn tiêu hóa và bộ não có thể hoạt động tốt hơn. Vì vậy, tuy liệu pháp không xóa tan chứng rối loạn tự kỷ, song nó cải thiện đáng kể các triệu chứng và cho phép trẻ em hoặc người lớn bị bệnh hoạt động tốt hơn". 

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?