Bệnh viện HNĐK Nghệ An: Cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch bằng kỹ thuật cao

Thành Chung - Tất Ngọc

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Bệnh viện HNĐK Nghệ An đã thực hiện được rất nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu của tuyến Trung ương, qua đó cứu sống nhiều bệnh nhân. Mới đây, bệnh viện đã thực hiện thành công ca ghép thận thứ 4; cứu sống 3 bệnh nhân “hậu Covid-19” bằng kỹ thuật ECMO.

Thực hiện thành công ca ghép thận thứ 4

Thời gian qua, kỹ thuật “lấy, ghép thận từ người sống và người cho chết não” đã trở thành thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An lại tiếp tục thực hiện thành công thêm 1 ca ghép thận, nâng tổng số ca ghép lên con số 4. Phải nói rằng, đây là một ca ghép thận đặc biêt khi mà người chồng “cho sống” thận để hồi sinh vợ mình.

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện ghép thận cho bệnh nhân. Ảnh: Thành Chung
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện ghép thận cho bệnh nhân. Ảnh: Thành Chung

Anh Hồ Sỹ Nghĩa (sinh năm 1972, thường trú tại xóm Phú Hưng, xã Hưng Thành, huyện Hưng Nguyên) kể về những ngày tháng đau đớn vì bệnh tật của vợ mình là chị Nguyễn Thị Mùi (sinh năm 1975): Hơn 2 năm qua, vợ tôi bị suy thận mạn ở giai đoạn cuối. Ngoài ra, vợ còn mắc thêm các bệnh nền phối hợp như viêm gan C, tăng huyết áp, thiếu máu, suy tim… Những cơn đau, tăng huyết áp, khó thở vẫn đến thường xuyên. Đã có những lúc cơn tăng huyết áp kịch phát lên tới 220/120 mmhg.

Mỗi tuần 3 lần, bất kể mưa nắng, bão bùng, chị Nguyễn Thị Mùi lại phải dậy từ sáng sớm đến Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để kịp giờ chạy thận. Đã có lúc trong mặc cảm nghĩ bản thân là gánh nặng, vô dụng, chị Mùi suy nghĩ: “Giá mà mình chết đi thì chồng và 3 con đỡ khổ. Một mình chồng vất vả vừa lo chạy chữa thuốc men cho vợ, vừa nuôi 3 con ăn học”.

Thế rồi, phép màu đã tới với gia đình anh Nghĩa - chị Mùi. Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã làm chủ và được công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận. Với niềm hy vọng lớn lao, tình yêu vô bờ bến, anh Nghĩa đã đăng ký xin được hiến 1 quả thận để cứu chính người vợ của mình. Và thật may mắn khi mọi xét nghiệm hòa hợp mô phù hợp thỏa mãn điều kiện ghép thận.

Thấu cảm với nguyện vọng của gia đình anh Nghĩa - chị Mùi, PGS.TS Nguyễn Văn Hương – Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã trực tiếp lên kế hoạch chi tiết để triển khai ca ghép thận này. Theo đó, Bệnh viện đã tập trung huy động tối đa nhân vật lực, với sự tham gia đầy đủ của các chuyên gia để thực hiện kỹ thuật ghép thận ngay tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Bệnh viện HNĐK Nghệ An: Cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch bằng kỹ thuật cao ảnh 2
Bệnh viện HNĐK Nghệ An: Cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch bằng kỹ thuật cao ảnh 3
Sau ghép, sức khỏe của anh Hồ Sỹ Nghĩa và chị Nguyễn Thị Mùi đã tiến triển tốt. Ảnh: Tất Ngọc

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã có những khâu chuẩn bị tốt như triển khai các biện pháp bảo vệ cho bệnh nhân và người hiến; thực hiện điều trị tích cực cho bệnh nhân trước khi ghép thận… Ngày 19/4, Bệnh viện HNĐK Nghệ An đã thực hiện ghép thận cho chị Mùi từ quả thận của anh Nghĩa. Sau ghép, người cho và người nhận được chăm sóc và điều trị tích cực tại khoa Hồi sức Ngoại khoa trong vòng 3 ngày, rồi tiếp tục chuyển về khoa Ngoại thận để chăm sóc và điều trị.

Sau gần 1 tuần điều trị, sức khỏe của anh Hồ Sỹ Nghĩa và chị Nguyễn Thị Mùi đã tiến triển tốt. Cả 2 vợ chồng đã tự ngồi dậy, sinh hoạt tự lập. Kết quả xét nghiệm cho thấy chức năng thận hoạt động bình thường. Thời điểm này, cuộc sống của chị Mùi đã thực sự tái sinh, thoát khỏi nỗi đau bệnh tật dai dẳng mang lại. Cả gia đình đang sống trong niềm vui, hạnh phúc với những ước mơ, hoài bão mới.

Được biết, trước cặp ghép thứ tư cho anh Nghĩa - chị Mùi, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã thực hiện thành công 3 ca ghép thận khác trong năm 2020-2021. 3 cặp ghép thận này thường xuyên khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Kết quả khám cho thấy, sức khỏe người cho và người nhận đều tốt, hòa nhập với sinh hoạt thường ngày.

Cứu sống 3 bệnh nhân “hậu Covid-19” bằng kỹ thuật ECMO

“Đẩy mạnh phát triển chuyên môn kỹ thuật, đến nay, Bệnh viện HNĐK Nghệ An đã thực hiện được rất nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu của tuyến Trung ương. Trong năm 2021, Bệnh viện đã triển khai được các kỹ thuật đặc biệt hàng đầu như: ECMO, ghép thận, phẫu thuật kẹp cổ túi phình mạch não phần trước đa giác Willis, phẫu thuật cột sống nội soi... Đến nay, nhờ sớm làm chủ những kỹ thuật này mà Bệnh viện đã cứu sống được nhiều bệnh nhân nguy kịch. Đơn cử với kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) – Tim phổi nhân tạo, bệnh viện đã cứu sống được 3 bệnh nhân “hậu Covid-19” rất nặng” – PGS.TS Nguyễn Văn Hương cho biết.

Sử dụng kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) – Tim phổi nhân tạo cứu sống bệnh nhân Hậu Covid-19. Ảnh: Tất Ngọc
Sử dụng kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) – Tim phổi nhân tạo cứu sống bệnh nhân hậu Covid-19. Ảnh: Tất Ngọc

Bệnh nhân “hậu Covid-19” vừa được cứu sống mới nhất là anh Nguyễn Đức Thanh (41 tuổi). Anh Thanh nhập viện vào ngày 19/4 do bị viêm cơ tim cấp biến chứng sốc tim có rối loạn nhịp nặng sau nhiễm Covid-19. Khai thác tiền sử bệnh thì được biết: Bệnh nhân mắc Covid-19 trước đó 1 tháng và tự theo dõi, điều trị tại nhà. Bệnh nhân không có bệnh lí nền, thường xuyên chơi thể thao nên rất khỏe mạnh…Ngày 14/4, bệnh nhân khởi phát sốt cao 39 độ C, đau mỏi toàn thân. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện tình trạng sốt từng cơn liên tục, người mệt nhiều, tức ngực, khó thở tăng.

Sau khi được đưa đến Bệnh viện  Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, bệnh nhân được chuyển vào Khoa Hồi sức Tích cực. Thời điểm vào khoa, tình trạng bệnh nhân tỉnh, G15 đ, mệt nhiều, khó thở nhiều, da môi nhợt, đầu chi tái, mạch 138 l/p, HA 80/50 mmHg (dobu: 10mcg/kg/p), SPO2 85 % thở oxy mask 10l/p, sốt 39 độ, tiểu ít, siêu âm tim EF 30 %, dịch màng ngoài tim 5mm, troponin T 853, proBNP trên 35 nghìn, P/F 150. Hội chẩn lãnh đạo khoa và bác sĩ điều trị, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm cơ tim biến chứng sốc tim nặng/sau mắc Covid-19… Bệnh nhân được đặt nội khí quản, an thần thở máy, tăng liều vận mạch, trợ tim.  

Sau nhập Khoa Hồi sức Tích cực được 8 giờ, bệnh nhân diễn biến bệnh nặng hơn, suy tim tiến triển, lactat 9.0, thiểu niệu, suy thận tăng, vận mạch và trợ tim liều cao, leo thang, siêu âm tim EF 23 %, dịch màng ngoài tim…Trước diễn biến nghiêm trọng, nguy cơ bệnh nhân tử vong cao, Khoa Hồi sức Tích cực đã tổ chức hội chẩn nhanh tại giường bệnh với sự tham gia của lãnh đạo khoa, bác sĩ trực, kíp ECMO và xin ý kiến Ban Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cùng Trung tâm Hồi sức Tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân Nguyễn Đức Thanh được chỉ định ECMO VA. 

23 giờ 45 phút ngày 19/4, Khoa Hồi sức Tích cực phối hợp với Khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu vào ECMO VA cho bệnh nhân. Bệnh nhân được ECMO VA, lọc máu liên tục, kiểm soát HA, chống đông theo ECMO, điều chỉnh điện giải, bilan dịch, kháng sinh meropenen va vancomycin theo MLCT, dinh dưỡng, bù albumin, truyền khối hồng cầu, tiểu cầu máy, hội chẩn liên viện, siêu âm đánh giá chức năng tim, mạch chi dưới hàng ngày.

Đến nay, sức khỏe của bệnh nhân Nguyễn Đức Thanh đã được phục hồi tốt. Ảnh: Tất Ngọc
Đến nay, sức khỏe của bệnh nhân Nguyễn Đức Thanh đã được phục hồi tốt. Ảnh: Tất Ngọc

Sau vào ECMO VA được 2 ngày, tình trạng bệnh nhân khá hơn, tiểu tốt, HATB trên 65mmHg, ngừng được vận mạch, trợ tim, ngừng lọc máu. Sau 3 ngày ECMO VA, bệnh nhân tỉnh, HATB 75 mmHg. Bệnh nhân được ngừng thở máy, rút được nội khí quản. Sau 5 ngày tình trạng suy tim của bệnh nhân cải thiện, không có rối loạn nhịp, EF cải thiện trên 50 %, tiểu tốt và được ngừng ECMO VA. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, G15đ, tự thở đều oxy kính 2l/p, tst 18 l/p, mạch 75 l/p, HA 120/ 60mHg, SPO2 98 %, tiểu 100 ml/h. Lactat 2.0, pro BNP giảm còn 2354, siêu âm tim EF 55 %, siêu âm mạch chi dưới thông tốt, ko có huyết khối.

Thành công của ca bệnh cho thấy hiệu quả của phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) ở bệnh viêm cơ tim cấp nặng nhất. Đây là ca bệnh thứ ba được Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai thực hiện kỹ thuật ECMO. Việc áp dụng thành công kỹ thuật này đã mở ra nhiều cơ hội cứu sống cho các bệnh nhân hồi sức nặng trên địa bàn khu vực Bắc Trung bộ, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.