Bí quyết của người Bắc Âu: Bố dành nhiều thời gian hơn cho con

Theo Thùy Linh (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Trẻ em không được mua quá nhiều đồ chơi, được khuyến khích khám phá thiên nhiên và làm quen với nhiều môn thể thao từ sớm.

Mỗi nền văn hóa có phương pháp giáo dục trẻ riêng biệt, trong đó Bắc Âu thường được xem là hình mẫu của thế giới trong việc tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc. Dưới đây là một số bí quyết bạn có thể tham khảo để áp dụng. 

1. Không thúc giục trẻ em học hành

Các ông bố bà mẹ Bắc Âu không căng thẳng khi nuôi dạy con, ngược lại họ muốn thoải mái nhất có thể. Điều này có nghĩa họ không tập trung vào các khóa học sớm, không thúc ép trẻ học một ngoại ngữ và môn bơi lội nghệ thuật cùng lúc. Theo triết lý giáo dục ở Bắc Âu, trẻ em nên có nhiều thời gian rảnh chỉ để chơi đùa hoặc không làm gì cả. Nhờ đó, trẻ có thể phát triển các kỹ năng quan trọng, biết cách quản lý cảm xúc và mở rộng trí tưởng tượng.

Bí quyết của người Bắc Âu: Bố dành nhiều thời gian hơn cho con  ảnh 1

Ảnh: East News

2. Dạy trẻ chăm sóc răng cẩn thận

Trẻ em càng ý thức chăm sóc sức khỏe trong thời thơ ấu thì càng đỡ chi tiêu tốn kém khi ở tuổi trưởng thành.

Ở Thụy Điển, nhà nước tài trợ tổ chức nhiều chương trình nha khoa đặc biệt dành cho trẻ em, sử dụng các mẹo giúp trẻ không sợ nha sĩ. Cha mẹ rất coi trọng việc hướng dẫn con chăm sóc răng đúng cách từ nhỏ. 

3. Khuyến khích tự lập

Người Bắc Âu thường cho phép trẻ tự đưa ra quyết định trong nhiều việc, khuyến khích trẻ làm một số việc vặt trong nhà như lau sàn, rửa bát... Sàn nhà và bát đĩa có thể không sạch sẽ hoàn toàn, nhưng sự tin tưởng của người lớn khiến trẻ muốn trở thành người có trách nhiệm. 

4. Dạy trẻ yêu cơ thể mình

Cha mẹ Bắc Âu cho phép con ở truồng chạy nhảy trong sân sau của gia đình, ngay cả khi thời tiết xấu. Họ không nói rằng khỏa thân là đáng xấu hổ, họ khuyến khích con khám phá cơ thể để không cảm thấy ngượng nghịu khi trút bỏ quần áo ở nơi công cộng như hồ bơi hoặc bãi biển. 

5. Không ảnh hưởng bởi định kiến giới

Khi một em bé chào đời, cha mẹ không mua quần áo màu hồng hoặc màu xanh tùy theo giới tính mà sẽ chọn màu trung tính. Những bộ quần áo này sẽ tiếp tục được truyền lại cho những đứa trẻ nhỏ hơn. 

Đồ chơi cũng không bị phân biệt là của nam hay nữ, họ sẽ mua những thứ tùy thích cho con. Các nước Bắc Âu có các trường mẫu giáo trung lập về giới tính, nơi trẻ không bị áp đặt bởi định kiến giới.

6. Cấm hình phạt thể xác

Năm 1979, Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm hình phạt thể xác cả ở nhà và ở trường. Mọi chuyện đều nên được giải quyết bằng lời thay vì đòn roi.

Khi một người nhìn thấy người khác đánh con, họ sẽ gọi cảnh sát. Trong trường hợp này, đứa trẻ có thể được gửi đến một gia đình khác và cha mẹ có thể bị bắt giam. Nếu tòa án chứng minh được rằng hành vi đánh con xảy ra thường xuyên trong nhiều năm, cha mẹ sẽ bị kết án lên đến 1,5 năm tù.

7. Chơi thể thao nhưng không chạy theo thành tích

Trẻ em bắt đầu làm quen với các môn thể thao từ nhỏ. Cha mẹ không phán xét khả năng hay kiểm soát việc con chọn chơi môn nào. Nếu một cô bé thừa cân muốn tập thể dục dụng cụ, gia đình em sẽ không phản đối và huấn luyện viên cũng sẽ hỗ trợ hết mình.

Bí quyết của người Bắc Âu: Bố dành nhiều thời gian hơn cho con  ảnh 2

Ảnh: Flickr

8. Vai trò của người bố

Chính phủ các nước Bắc Âu khuyến khích ông bố nghỉ phép để chăm sóc con. Chế độ nghỉ thai sản dành cho bố kéo dài 6 tháng ở Na Uy, 4 tháng ở Đan Mạch và 3 tháng ở Thụy Điển. Họ vẫn được nhận lương đầy đủ trong thời gian này. Những điều kiện như vậy cho phép bố dành nhiều thời gian hơn cho con, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của con mà không cảm thấy đó là gánh nặng.

9. Cho trẻ ra ngoài chơi ngay cả khi thời tiết xấu

Tiếng Na Uy có một từ đặc biệt, friluftsliv, được dịch theo nghĩa đen là "cuộc sống tràn ngập khí trời". Ngày nay, friluftsliv thường được dùng để đề cập đến triết lý sống của đất nước này, đó là biết dừng lại và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. 

Các nhà khoa học cho rằng phương pháp friluftsliv giúp con người giảm căng thẳng, cải thiện mối quan hệ với người thân và tăng cường sản xuất endorphin (hormone cảm xúc tích cực).

Hơn nữa, điều kiện thời tiết ở Bắc Âu không phải lúc nào cũng tốt. Vì vậy, mọi người không sợ thời tiết xấu. Họ tin việc vui chơi ngoài trời giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn và khả năng đối phó với các loại virus tốt hơn.

10. Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân

Bí quyết của người Bắc Âu: Bố dành nhiều thời gian hơn cho con  ảnh 3

Ảnh: Flickr

Trên sân chơi, bạn sẽ không bao giờ thấy một bà mẹ la hét: "Đừng qua đó, con sẽ bị bẩn áo đấy!". Cha mẹ Bắc Âu khuyến khích con thể hiện bản thân, không hạn chế mong muốn khám phá thế giới. Do đó, trẻ được phép chạm vào một hòn đá bẩn hay nhảy vào vũng nước mưa mà không e ngại. Nếu một đứa trẻ trở về nhà với bộ quần áo sạch sẽ, cha mẹ sẽ không tin em vừa ra ngoài chơi. 

11. Không mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ

Các ông bố bà mẹ Bắc Âu nghĩ rằng sự tập trung của trẻ sẽ kém hơn nếu có quá nhiều búp bê và ôtô đồ chơi. Một lượng nhỏ đồ chơi cho trẻ cơ hội sử dụng trí tưởng tượng của mình và coi trọng những gì đang có.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.