Bí quyết xây dựng 'biên cương xanh' của xã vùng biên Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để giữ được màu xanh bát ngát của những cánh rừng nguyên sinh, những đồi chè, đồi keo tươi tốt ở xã biên giới Phúc Sơn (Anh Sơn), cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang ở đây đã có nhiều giải pháp xây dựng thế trận lòng dân, nỗ lực vì một vùng biên cương xanh yên bình, người dân được ấm no, hạnh phúc.

Hỗ trợ người dân phát triển mô hình kinh tế

Căn nhà của Bí thư Chi bộ bản Cao Vều 1 - ông Nguyễn Bá Ngọ, nằm ngay trục đường chính của xã, nhưng để đến được khu trồng chè và trồng keo của gia đình ông thì phải qua một con suối, men theo cánh rừng chừng dăm chục phút đi bộ. Đứng giữa thoai thoải đồi chè chăm chút từng ngày nay cây đã cao lớn gần nửa người, ông Ngọ vui vẻ nói về những dự định sẽ mở rộng diện tích nhiều hơn so với 15 ha như bây giờ.

Ngoài trồng chè, Bí thư Chi bộ bản Cao Vều 1 còn nuôi hơn 10 con trâu và hàng chục con gà. “Cùng với ban quản lý bản, chúng tôi tuyên truyền người dân cùng thực hiện mô hình này. Cả bản có 92 hộ thì hầu hết đều tham gia trồng rừng với diện tích hơn 200 ha, nhận bảo vệ, khoanh nuôi hơn 1.000 ha rừng đặc dụng. Nay có thêm mô hình mới trồng chè công nghiệp hứa hẹn sẽ giúp nhiều hộ dân thoát nghèo”.

Lãnh đạo xã Phúc Sơn thăm mô hình trồng chè của bí thư bản Cao Vều 1 Nguyễn bá Ngọ (bên phải). Ảnh: Hoài Thu
Lãnh đạo xã Phúc Sơn thăm mô hình trồng chè của bí thư bản Cao Vều 1 Nguyễn bá Ngọ (bên phải). Ảnh: Hoài Thu

Dẫn “khách” tham quan các đồi chè, đi dọc cung đường qua 4 bản Cao Vều của xã Phúc Sơn, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tráng cho biết: “Phúc Sơn luôn hướng đến mục tiêu xây dựng thế trận lòng dân để giữ yên biên giới, và thực tế cho thấy chỉ có chăm lo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống thì công tác phối hợp với chính quyền, lực lượng vũ trang trong bảo vệ biên giới của người dân mới đạt hiệu quả cao”.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2020, người dân toàn xã đã trồng được 304 ha chè công nghiệp, chè kinh doanh 170 ha, năng suất  5,3 tấn/ha. Người dân đã thu hoạch được 900 tấn chè các loại, giá bình quân 3.500 đồng/kg đã cho thu nhập trị giá hơn 3 tỷ đồng. Bên cạnh cây chè, người dân xã Phúc Sơn tiếp tục duy trì trồng 320 ha lúa xuân, 80 ha ngô 2 vụ xuân và đông; duy trì trồng 15 ha bí, 32 ha mía và đàn trâu, bò gần 2.500 con, hơn 4.300 con lợn.

Nguyễn Văn Tráng - Chủ tịch UBND xã Phúc Sơn

Ngoài giúp người dân phát triển các mô hình kinh tế, đối với những hộ nghèo, các chi hội, đoàn thể cùng chung tay giúp đỡ. Từ năm 2018 đến nay, các hội viên Hội Phụ nữ xã Phúc Sơn đã cùng với Hội Phụ nữ huyện Anh Sơn đóng góp mua được 3 con bò giống, thông qua chi hội hỗ trợ cho 4 gia đình hội viên khó khăn.

Chị Lương Thị Hồng ở bản Cao Vều 2 cho biết, nhờ được hỗ trợ bò mà gia đình chị có thêm động lực để vượt khó, thoát nghèo. “Hiện nay, bò sắp sửa sinh sản, gia đình tôi vui lắm. Nhờ có sự quan tâm của đoàn thể mà tôi cảm thấy thêm động lực để vươn lên” - chị Hồng xúc động chia sẻ. 

Hội Phụ nữa huyện Anh Sơn tặng bò cho gia đình hội viên ở bản Vều 2 xã Phúc Sơn. Ảnh: Hoài Thu
Hội Phụ nữa huyện Anh Sơn tặng bò cho gia đình hội viên Lương Thị Hồng (giữa) ở bản Vều 2 xã Phúc Sơn. Ảnh: Hoài Thu

Cùng chung niềm vui như chị Lương Thị Hồng, các chị Lô Thị Hằng ở bản Cao Vều 3, chị Hồ Thị Thúy ở bản Cao Vều 4 cũng được tặng bò sinh sản. Các chị đều là hộ đặc biệt khó khăn đã nhận được sự hỗ trợ để dần vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới.

Chung tay bảo vệ biên giới

Song song với việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền giúp dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, chung sức bảo vệ vững chắc biên giới, các lực lượng vũ trang đóng chân trên địa bàn xã Phúc Sơn cũng đang nỗ lực bám địa bàn, vừa phòng, chống tội phạm, chống vượt biên trái phép, vừa phòng, chống dịch Covid-19 để nhân dân có được cuộc sống yên vui, an toàn.

Chốt kiểm dịch số 2 của Đồn Biên phòng Phúc Sơn đóng ở khu vực rừng rậm thuộc địa bàn bản Cao Vều 1. Chúng tôi phải len lỏi theo con đường mòn hai bên là những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp văng vẳng tiếng chim chóc, thú rừng mới đến được chốt. Mỗi tổ trực 6 người thay nhau cắm chốt làm nhiệm vụ ngăn chặn người vượt biên trái phép nhằm kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19.

Thượng úy Vi Ngọc Lâm - Chốt trưởng chốt số 2 (Đồn Biên phòng Phúc Sơn) cho biết: Đóng quân xa đơn vị, cán bộ, chiến sỹ trực chốt đã khắc phục khó khăn, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát không để người nhập cảnh trái phép qua biên giới.

Trong thời điểm thực hiện đóng cửa biên giới để phòng, chống dịch Covid-19 của hai Chính phủ Việt Nam – Lào, 6 tháng đầu năm 2020, Đồn Biên phòng Phúc Sơn đã kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục xuất cảnh vùng biên giới được 178 lượt người (trong đó có 80 lượt người Việt Nam, 98 lượt người Lào), nhập cảnh vùng biên giới được 182 lượt người (83 lượt người Việt Nam, 99 lượt người Lào). Hàng năm, lực lượng biên phòng thường xuyên phối hợp với công an, dân quân xã Phúc Sơn và xã Thanh Đức (Thanh Chương) - địa bàn giáp ranh với xã Phúc Sơn (Anh Sơn) - tổ chức tuần tra khép kín các đoạn biên giới; phối hợp với Trạm Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ huyện Thanh Chương và Đội Kiểm lâm cơ động số 2 tuần tra, kiểm soát phòng, chống chặt phá rừng, phát hiện, thu giữ hàng chục mét khối gỗ lậu.

Đồn BP Phúc Sơn tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Hoài Thu
Đồn Biên phòng Phúc Sơn tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Hoài Thu

Nói về sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và lực lượng biên phòng, lãnh đạo UBND xã Phúc Sơn cho hay: Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng vừa làm nhiệm vụ “kép” phòng, chống dịch, bảo vệ an ninh, trật tự biên giới, vừa tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Bên cạnh đó, Đồn biên phòng còn tham mưu, phối hợp với UBND huyện Anh Sơn và xã Phúc Sơn hỗ trợ nhân dân cụm bản kết nghĩa Phôn Mường - Mường Chăm (huyện Xay Chăm Phon, tỉnh Bôlykhămxay, Lào) 1,2 tấn gạo và 104 thùng mỳ tôm, tương đương 27,2 triệu đồng. Đặc biệt, Đồn Biên phòng Phúc Sơn còn thành lập mô hình “Tủ thuốc biên cương”, cử bác sỹ quân y trực tiếp khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân với kinh phí kêu gọi được hàng chục triệu đồng từ đóng góp của các nhà hảo tâm và sự trợ giúp của Hội Phụ nữ và Hội Chữ thập đỏ huyện Anh Sơn.

Đồn Biên phòng Phúc Sơn cũng hỗ trợ, giúp đỡ 3 cháu học sinh vượt khó học tập theo Chương trình “Nâng bước em đến trường” với mức hỗ trợ 500.000 đồng/em/tháng và nhận hỗ trợ đỡ đầu 2 cháu học sinh trên địa bàn đóng chân theo mô hình “Con nuôi Biên phòng”. Để giúp cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố hệ thống chính trị, Đồn Biên phòng Phúc Sơn trực tiếp phân công 4 đảng viên biên phòng về sinh hoạt tạm thời tại 4 chi bộ xóm, bản yếu kém và trọng yếu; cử 26 đảng viên phụ trách, giúp đỡ 121 hộ gia đình ở khu vực biên giới xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Chiến sỹ Đồn Biên phòng Phúc Sơn giúp ông Hà Văn Xuyến ở bản Vều 2 lau dọn ban thờ Bác Hồ chuẩn bị đón Tết độc lập. Ảnh: Hoài Thu
Chiến sỹ Đồn Biên phòng Phúc Sơn giúp ông Hà Văn Xuyến ở bản Vều 2 lau dọn ban thờ Bác Hồ chuẩn bị đón Tết độc lập. Ảnh: Hoài Thu

Trung tá Bùi Hồng Mạnh - Chính trị viên Đồn Biên phòng Phúc Sơn cho biết: “Là người lính biên phòng từng rong ruổi qua nhiều miền quê, song truyền thống đáng tự hào mà chúng tôi cảm nhận được ở Phúc Sơn chính là sự đoàn kết, cộng sự của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và đồng bào các dân tộc”. Nhờ sự đoàn kết đó, thế trận biên phòng toàn dân luôn được quan tâm củng cố, tạo nên sức mạnh tổng hợp giữ yên biên giới, giữ cho Phúc Sơn một màu xanh bạt ngàn của một dải biên cương giữa đại ngàn Pù Mát - màu của no ấm, bình yên.

tin mới

Bắt đối tượng mang 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

Bắt đối tượng mang 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

(Baonghean.vn) - Vừa bước xuống xe khách, chưa kịp tẩu tán 2.000 viên ma túy tổng hợp, Lô Thị Vân trú tại xã Giang Sơn (Đô Lương) đã bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Nghệ An), Công an huyện Quỳ Hợp đồng chủ trì, phối hợp với Công an huyện Đô Lương bắt giữ.

Có cầu mới vượt sông Hiếu, hơn 3 nghìn người dân Quỳ Châu thoát nỗi lo bị chia cắt cục bộ mùa mưa lũ

Có cầu mới vượt sông Hiếu, hơn 3 nghìn người dân Quỳ Châu thoát nỗi lo bị chia cắt cục bộ mùa mưa lũ

(Baonghean.vn) - Liên tục vài năm gần đây, xã Châu Thắng (Quỳ Châu) luôn chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, khi nước sông Hiếu dâng cao còn bị chia cắt cục bộ, công tác cứu hộ, cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn. Cây cầu mới vừa được xây dựng hoàn thành đã giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Chấn chỉnh công tác quản lý thuế, không bỏ sót đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Chấn chỉnh công tác quản lý thuế, không bỏ sót đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

(Baonghean.vn) - Cục Thuế tỉnh vừa có văn bản đôn đốc các phòng, Chi cục Thuế trực thuộc rà soát, báo cáo, quản lý thuế đối với các trường hợp sử dụng đất chưa có quyết định, hợp đồng thuê đất. Đây là vấn đề Báo Nghệ An đã phản ánh tại bài viết “Nghịch lý phía sau các cụm công nghiệp ở Quỳ Hợp”.

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì?

(Baonghean.vn) - Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là gì? Luật Hình sự quy định như thế nào? Đó là vấn đề quan tâm của bà Trần Anh Nguyệt (Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An).

Video: Khởi tố đối tượng giả danh Luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Video: Khởi tố đối tượng giả danh luật sư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(Baonghean.vn) - Không có công ăn việc làm ổn định, không bằng cấp nhưng Trần Thị Thủy vẫn thông tin tới các bị hại bản thân là luật sư, từ đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại thông qua hình thức “chạy án”. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An bắt giữ, khởi tố.

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức 'chạy án'

Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức 'chạy án'

(Baonghean.vn) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khởi tố bị can đối với Trần Thị Thủy (SN 1980), trú tại phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh; tạm trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.