Bị 'tấn công' liên tục nhưng ứng viên Biden vẫn giành lợi thế trong tranh luận bầu cử với ông Trump

Theo Trung Hiếu (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Trong cuộc tranh luận “nóng” đầu tiên giữa ứng viên bầu cử Tổng thống Mỹ Trump và Biden, ông Trump có vẻ để mất lợi thế vào tay ông Biden...
Vậy là cuộc tranh luận đầu tiên cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đã kết thúc. Ứng viên Donald Trump (đương kim Tổng thống Mỹ) đã lựa chọn chiến thuật chỉ trích gay gắt cá nhân đối thủ ngay từ đầu chứ không đi vào các tranh luận mang tính thực chất.
Ứng viên Biden bị ông Trump "cướp lời" liên tục
Ông Trump đã liên tục cắt ngang phần phát biểu của ông Biden. Dẫu vậy, vị cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tỏ ra là người giành lợi thế trong trong phiên tranh luận này, tổ chức vào tối 29/9 (giờ Mỹ) ở Cleveland, Ohio.
Ứng viên Tổng thống Mỹ Trump (trái) và Biden. Ảnh: ABC News.
Ứng viên Tổng thống Mỹ Trump (trái) và Biden. Ảnh: ABC News.

 Lợi thế bình thản của ứng viên Biden

Ông Biden đã tỏ ra bình tĩnh, điềm đạm, và tỉnh táo trong hầu hết 90 phút tranh luận. Không chỉ giữ được bình tĩnh, đôi lúc ông còn thể hiện được tư thế của một ứng viên tổng thống có tầm nhìn.

Mặc dù ông Biden thỉnh thoảng bị thiếu trôi chảy, có lẽ là do tật nói lắp từ thời ấu thơ mà ông sau này đã cơ bản sửa được, nói chung ông Trump chỉ đôi bận gây khó khăn cho ông Biden trong cuộc tranh luận đó.

Ông Biden đã đẩy lùi các nỗ lực của ông Trump khơi lại chuyện con trai của ông Biden, là Hunter, có giao dịch thương mại với Trung Quốc và Ukraine. Nhưng ông Biden sau đó lại tạo điều kiện cho đương kim Tổng thống Trump quay trở lại chủ đề đó khi ông đề cập chuyện con trai khác của mình, là Beau hoạt động ở Iraq. Chỉ chờ có thế, ông Trump đưa vấn đề trở lại chuyện Hunter, Ukraine, và Trung Quốc.

Ông Trump còn khơi lại vấn đề biểu tình Black Lives Matter (liên quan đến bạo lực cảnh sát đối với người da đen). Phần lớn ông Biden bị lúng túng. Có lẽ ông Biden sẽ không giành được phiếu của khối thực thi pháp luật dù ông đã nói rõ là mình phản đối biểu tình bạo lực.

Vẻ ngoài chưa được ấn tượng của ứng viên Trump

Trong khi đó, ông Trump còn có những chỗ chưa đạt. Thứ nhất, về trang phục, ông Trump có vẻ chưa gây được ấn tượng mạnh. Ông có vẻ cũng trang điểm hơi đậm và lớp trang điểm đó bị dính mồ hôi hột.

Thần sắc của ông Trump được đánh giá là không được tốt do có thể đã thiếu ngủ kể từ kỳ nghỉ cuối tuần vừa qua, khi tờ New York Times bắt đầu tiết lộ thông tin rò rỉ của ông về thuế.

Ngoại hình trong những sự kiện như thế này rất quan trọng. Năm 1960 ứng viên Richard Nixon từng trông rất kém phong độ dưới ánh đèn truyền hình trong cuộc tranh luận với ứng viên John F. Kennedy trẻ trung, lịch lãm. Sau đó Kennedy đã trúng cử, trở thành Tổng thống Mỹ.

Biden công kích Trump trong vấn đề Covid-19

Người dẫn tại cuộc tranh luận này, Chris Wallace (đến từ đài Fox News), đã phải cố gắng ngăn ông Trump liên tục ngắt lời ông Biden. Có lần, Wallace phải than phiền với đương kim Tổng thống: “Thành thực mà nói, ông đã ngắt lời nhiều hơn”.

Dường như ông Trump vẫn chưa nỗ lực nhiều để thay đổi tâm trí của đa số cử tri Mỹ về ông. Ông vẫn chưa thoát được khỏi cái khung hình ảnh của công chúng về ông, một nhà kinh doanh bất động sản.

Trong khi đó, ứng viên Biden đã khai thác điều này, so sánh nhưng cuộc tập hợp đông đúc, ầm ĩ của phe ông Trump mà lại thiếu vắng khẩu trang với các dịp tụ họp của đảng Dân chủ trên quy mô nhỏ, đảm bảo giãn cách xã hội và đeo khẩu trang thời dịch Covid-19.

Trước đòn này của ông Biden, ông Trump đã vô tư phản bác rằng “nếu ông mà có nhiều người ủng hộ như tôi thì ông cũng làm tương tự thôi”. Dường như ông Trump không để ý việc phát ngôn này có thể xác nhận lời cáo buộc của ông Biden về việc Tổng thống Mỹ hiện nay chỉ quan tâm đến những gì có lợi cho bản thân ông hơn là về mối đe dọa của dịch Covid-19 đối với sức khỏe người Mỹ.

Cuộc tranh luận lần đầu này giữa ông Trump và ông Biden trên truyền hình có đặc điểm là không động chạm nhiều đến chính sách đối ngoại – vấn đề này có thể được đưa ra tranh luận nhiều trong các cuộc tiếp theo.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.