Biến đổi khí hậu và hướng đi cho ngành tôm Việt Nam
Sự nóng lên toàn cầu cùng tình trạng nước biển bị axit hóa đang ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng là một ví dụ về tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thủy sản nước ta.
Vì sao?
Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) phát triển nhanh từ năm 2007, bị thiệt hại nặng từ năm 2010 - 2012 do Hội chứng EMS (Early Mortality Syndrome).
Chúng ta đã biết tác nhân gây Hội chứng EMS là vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio có tên Vibrio parahaemolyticus đã bị nhiễm bởi một loài virus được biết đến như một thực thể khuẩn phát ra độc tố mạnh. Vi khuẩn sống đường tiêu hóa của tôm, sau đó sản xuất ra độc tố phá hủy mô và gây rối loạn chức năng gan tụy của tôm. Để khắc phục hội chứng này, chúng ta cần tìm hiểu, khống chế dựa trên môi trường sống và đặc điểm sinh học của loài vi khuẩn này.
Theo tổ chức FAO (2011), loài Vibrio parahaemolyticus có khoảng chịu đựng và khoảng tối ưu như bảng.
Loài Vibrio parahaemolyticus ký sinh trên nhiều đối tượng thủy sinh (cua, tôm, hàu, ốc…). Chúng phát triển mạnh khi tảo tàn nhanh và chất hữu cơ nhiều trong ao; độ mặn và nhiệt độ cao; khi ao nuôi có nhiều ốc và ký sinh trùng… Một số nghiên cứu cũng cho thấy, cùng thời điểm nuôi nhưng chất lượng nước khác nhau thì mức độ nhiễm EMS khác nhau.
Hiện, mô hình CPF GREEN HOUSE của Công ty C.P. cho hiệu quả bền vững |
Làm thế nào?
Những nghiên cứu trên cho thấy Vibrio parahaemolyticus phát triển mạnh ở môi trường mặn và pH cao. Do vậy, cần khuyến cáo người nuôi để độ mặn không quá cao (< 20‰),="" trong="" điều="" kiện=""><8. nước="" phải="" được="" xử="" lý="" bằng="" chlorine="" trước="" khi="" đưa="" vào="" ao="" nuôi,="" đáp="" ứng="" đủ="">
Để phát triển bền vững, chúng ta cần làm ngay các việc:
- Điều tra, quy hoạch cụ thể từng vùng nuôi. Đối với diện tích ao đất, ao nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh, vùng nuôi công nghiệp thâm canh mật độ nuôi cao, vùng cao triều, thấp triều. Lập chương trình và giải pháp khuyến cáo cụ thể từng vùng nuôi phù hợp. Những cơ quan gần dân (như huyện, xã) phải cụ thể hóa.
- Xây dựng vùng nuôi tôm công nghiệp đầu tư lớn trên cát. Trong đó phải có các khu vực: nuôi; xử lý nước thải; xả thải. Hạn chế việc thay nước.
- Kết hợp kiểm tra theo dõi của đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại các trung tâm ở địa phương và cần tiến hành thường xuyên, sâu sát cùng người dân. Với vùng ao đất sự đầu tư của người dân chưa lớn nên khuyến cáo nuôi mật độ 30 - 50 con/m2, để diện tích ao chứa, ao lắng, có hệ thống an toàn sinh học, nước xử lý bằng Chlorine 10 - 15 ngày trước thả tôm. Với vùng nuôi trên cát đầu tư lớn, thường là vùng cao triều, đáy lót bạt 2 - 3 vụ/năm.
Phải xây dựng hệ thống an toàn sinh học bao gồm lưới ngăn chim, bạt ngăn cua, ao chứa lắng, không lấy nước trực tiếp. Nước phải được xử lý bằng Chlorine 30 ppm chạy quạt 10 - 15 ngày rồi mới cấp cho ao nuôi. Đầu tư ôxy tốt cho ao nuôi là một yếu tố quyết định năng suất, thành công vụ nuôi; giải quyết được hàng loạt yếu tố trong ao nuôi, như NH3, H2S, NO2-… điều khiển sự phát triển tảo.
Cần xây dựng nhà nuôi tôm. Tôm tăng trưởng tốt ở nhiệt độ 29 - 300C. Nhiệt độ quá 320C hay dưới 200C đều khiến tôm ăn chậm, bỏ ăn, chậm lớn, sinh bệnh.
+ Mùa hè, nhiệt độ cao làm cho tảo phát triển nhanh và tàn lụi nhanh, khiến pH, NH3, NO2 trong ao dao động mạnh, vi khuẩn có cơ hội phát triển nhanh. Nếu ở giai đoạn tôm tháng thứ 1 - 2, gan, tụy, đường ruột còn yếu, các yếu tố môi trường trong ao dao động mạnh; cùng với việc lấy nước không qua xử lý sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây rối loạn, dẫn đến phá vỡ đường ruột, gan, tụy trong tôm, nhóm Vibrio parahaemolyticus có cơ hội phát triển nhanh.
+ Mùa đông, nhiệt độ không khí và nước giảm, tôm ăn chậm hoặc bỏ ăn. Mưa giông, tác động tiêu cực đến ao nuôi (tôm động vật biến nhiệt sẽ thay đổi thân nhiệt theo nhiệt độ môi trường).
Khi ương nuôi tôm trong nhà, nhiệt độ được duy trì ổn định 28 - 300C về mùa hè (thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của tôm); các yếu tố kiềm, pH, hệ đệm được duy trì ổn định. Đặc biệt, khống chế được sự phát triển của tảo (không lụi tàn nhanh). Mùa đông, cần ương nuôi tôm trong nhà; nhiệt độ trong nhà nuôi luôn cao hơn bên ngoài 5 - 70C; tránh hiện tượng mưa giông, sương muối chiều tối. Như vậy bảo vệ được tôm, nhất là tôm tháng 1 - 2. Mô hình này nên triển khai rộng, nhất là tại những vùng nhiệt độ giảm thấp về mùa đông, từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ninh.
Trên cả nước, Công ty C.P. đang triển khai chương trình ương nuôi tôm trong nhà - "CPF GREEN HOUSE". Đây là giải pháp tốt cho nuôi TTCT ở Việt Nam, nên khuyến khích nhân rộng.
Theo Thủy sản Việt Nam