Biểu hiện sớm của rối loạn tự kỷ

Các dấu hiệu tự kỷ có thể được phát hiện và chẩn đoán ở bất kì thời điểm nào, từ khi trẻ mới 18 tháng hoặc muộn hơn.

Các dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng của tự kỷ ở mỗi trẻ có thể rất khác nhau. Các dấu hiệu ban đầu của rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) có thể được phát hiện trong các khía cạnh sau: kém giao tiếp, chậm phát triển nhận thức, tương tác xã hội và các biểu hiện hành vi.

Nếu một trẻ được phát hiện có nhiều những vấn đề ở trên vào bất kì thời điểm nào trong những năm đầu đời, nên thực hiện đánh giá toàn diện để xác định liệu trẻ có mắc rối loạn phổ tự kỷ hay không.

Kém giao tiếp

Chậm phát triển ngôn ngữ nói; Nhại lời; Không hiểu được ý nghĩa của hội thoại; Không biết cách bắt chuyện hoặc duy trì hội thoại; Giọng khác thường, hoặc với ngữ điệu hoặc cao độ không bình thường (ví dụ trẻ luôn lên giọng ở cuối câu như thể mọi câu đều là câu hỏi); Khi được hỏi, trẻ lặp lại câu hỏi đó thay vì đưa ra câu trả lời; Gặp khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu hoặc mong muốn.

Cha mẹ là bác sĩ trị liệu tốt cho trẻ tự kỷ. (ảnh minh họa)
Cha mẹ là bác sĩ trị liệu tốt cho trẻ tự kỷ. (ảnh minh họa)

Tương tác xã hội

Sử dụng ngôn ngữ hoặc có hành vi phi ngôn ngữ không phù hợp; Không biết cách kết bạn; Không biết cách tương tác xã hội, không hiểu các biểu cảm thông thường qua nét mặt; Không muốn bị người khác chạm vào người, ôm, bế hay âu yếm; Không thể hiểu về cảm xúc và không biết diễn tả cảm xúc; Dường như không nghe thấy khi người khác nói chuyện với trẻ; Không chia sẻ sở thích hay thành quả với người khác (tranh vẽ, đồ chơi).

Hành vi

Có hành vi mang tính rập khuôn, lặp đi lặp lại và hạn hẹp; Khả năng vận động kém; Gắn kết khác thường với một số đồ vật nhất định; Buồn bực, khó chịu khi thay đổi lịch sinh hoạt thường ngày; Xếp đồ vật thành hàng dài; Đập đầu; Lắc lư cơ thể.

Ngoài ra, trong nuôi dạy và can thiệp cho trẻ mắc RLPTK, cũng nên lưu ý rằng trẻ tự kỷ có thể cũng đồng thời mắc một số vấn đề khác đi kèm tự kỷ như: động kinh, co giật, rối loạn đường ruột, chứng pica (ăn những thứ không phải là thức ăn), rối loạn giác quan, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, tăng động giảm chú ý (ADHD).

Nguyên nhân gây ra RLPTK là gì?

Các bằng chứng khoa học cho thấy rằng có nhiều yếu tố tác động để gây ra RLPTK bằng cách ảnh hưởng đến sự phát triển não của thời gian đầu. Các yếu tố này có thể bao gồm cả yếu tố về gene (như hội chứng nhiễm sắc thể X mong manh) và yếu tố môi trường.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ RLPTK?

Cha mẹ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ mắc RLPTK. Cha mẹ chính là người thu xếp kế hoạch giáo dục và y tế cho trẻ, đồng thời tạo ra môi trường nuôi dưỡng và kích thích sự phát triển của trẻ. Những năm gần đây đã cho thấy rằng các phụ huynh còn có thể can thiệp hành vi và tâm lí xã hội một cách hiệu quả cho trẻ.


Theo SK&ĐS

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.