Bình yên những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa

Quang An - Tiến Đông

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Giữa biển khơi mênh mông, những ngôi chùa bình yên mang nét đẹp văn hóa tâm linh đã tiếp thêm sức sống mãnh liệt cho những hòn đảo xanh nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.
Huyện đảo Trường Sa hiện có 9 ngôi chùa, chủ yếu nằm ở các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh... trong đó chùa Song Tử Tây được xem là ngôi chùa lớn nhất được tôn tạo, sửa chữa lại từ năm 2007. Ảnh: Quang An

Huyện đảo Trường Sa hiện có 9 ngôi chùa, chủ yếu nằm ở các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh... trong đó chùa Song Tử Tây được xem là ngôi chùa lớn nhất được tôn tạo, sửa chữa lại từ năm 2007. Ảnh: Quang An

Chùa Song Tử Tây có kiến trúc mái cong, lợp ngói giống như các ngôi chùa miền Bắc. Chùa có tam điện, điện thờ và ban thờ các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Tiến Đông

Chùa Song Tử Tây có kiến trúc mái cong, lợp ngói giống như các ngôi chùa miền Bắc. Chùa có tam điện, điện thờ và ban thờ các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Tiến Đông

Thầy Thích Nhật Anh, chủ trì chùa Song Tử Tây chia sẻ: "Trong những năm qua, chùa là nơi lui tới thường xuyên của quân, dân đang sinh sống làm việc trên đảo, ngoài ra, ngư dân khi vào các âu tàu cũng thường ghé qua thắp hương cầu nguyện". Ảnh: Quang An
Thầy Thích Nhật Anh, chủ trì chùa Song Tử Tây chia sẻ: "Trong những năm qua, chùa là nơi lui tới thường xuyên của quân, dân đang sinh sống làm việc trên đảo, ngoài ra, ngư dân khi vào các âu tàu cũng thường ghé qua thắp hương cầu nguyện". Ảnh: Quang An
Giữa ầm ào bão gió biển đảo Trường Sa, tiếng chuông chùa ngân vọng, khiến lòng người lắng lại, bình yên đến lạ thường. Ảnh: Tiến Đông
Giữa ầm ào bão gió biển đảo Trường Sa, tiếng chuông chùa ngân vọng, khiến lòng người lắng lại, bình yên đến lạ thường. Ảnh: Tiến Đông
Tượng Phật bà Quan âm nằm trong khuôn viên chùa Song Tử Tây nhìn thẳng ra hướng biển như che chở cho ngư dân bám biển vươn khơi. Xung quanh là những cây phong ba rợp bóng, vững vàng trước sóng gió trùng khơi. Ảnh: Quang An

Tượng Phật bà Quan âm nằm trong khuôn viên chùa Song Tử Tây nhìn thẳng ra hướng biển như che chở cho ngư dân bám biển vươn khơi. Xung quanh là những cây phong ba rợp bóng, vững vàng trước sóng gió trùng khơi. Ảnh: Quang An

Chùa Sinh Tồn được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian, hai chái và mái chùa cong. Cũng giống như các ngôi chùa khác trên quần đảo Trường Sa, chính điện chùa Sinh Tồn hướng về thủ đô Hà Nội với ý nghĩa thiêng liêng hướng về cội nguồn dân tộc, hướng về trái tim của cả nước... Ảnh: Quang An

Chùa Sinh Tồn được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian, hai chái và mái chùa cong. Cũng giống như các ngôi chùa khác trên quần đảo Trường Sa, chính điện chùa Sinh Tồn hướng về thủ đô Hà Nội với ý nghĩa thiêng liêng hướng về cội nguồn dân tộc, hướng về trái tim của cả nước... Ảnh: Quang An

Tại chùa Sinh Tồn có bia tưởng niệm, tri ân những người con đất Việt đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trong đó có 64 anh hùng liệt sĩ Trường Sa đã anh dũng hi sinh tại Gạc Ma năm 1988. Từ đó, cũng củng cố thêm lòng quyết tâm, ý chí bền bỉ kiên cường cho quân và dân trên đảo tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Tiến Đông

Tại chùa Sinh Tồn có bia tưởng niệm, tri ân những người con đất Việt đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trong đó có 64 anh hùng liệt sĩ Trường Sa đã anh dũng hi sinh tại Gạc Ma năm 1988. Từ đó, cũng củng cố thêm lòng quyết tâm, ý chí bền bỉ kiên cường cho quân và dân trên đảo tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Tiến Đông

Trong năm 2022, trên quần đảo Trường Sa có 3 ngôi chùa mới được khánh thành bao gồm Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông và Đá Tây A. Ảnh: Quang An

Trong năm 2022, trên quần đảo Trường Sa có 3 ngôi chùa mới được khánh thành bao gồm Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông và Đá Tây A. Ảnh: Quang An

Trong những ngày mồng Một, ngày Rằm, Tết... người dân trên đảo đều đến chùa để cầu cho mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, thái hòa, gia đình yên ấm, hạnh phúc. Không chỉ có người dân, anh em bộ đội cũng thường xuyên lên chùa lễ Phật sau những giờ huấn luyện, lao động sản xuất... Ảnh: Quang An

Trong những ngày mồng Một, ngày Rằm, Tết... người dân trên đảo đều đến chùa để cầu cho mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, thái hòa, gia đình yên ấm, hạnh phúc. Không chỉ có người dân, anh em bộ đội cũng thường xuyên lên chùa lễ Phật sau những giờ huấn luyện, lao động sản xuất... Ảnh: Quang An

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.