Bộ ngoại giao Nhật truy tặng bằng khen giáo sư Phan Huy Lê

Theo Viết Tuân (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản ca ngợi giáo sư Phan Huy Lê có cống hiến to lớn trong giao lưu học thuật Nhật - Việt.

Chiều 17/10, tại nhà riêng ở Hà Nội, Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio tổ chức lễ truy tặng bằng khen vinh danh giáo sư Phan Huy Lê.

Bằng khen của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kono Taro bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc trước những cống hiến to lớn của giáo sư Lê trong xúc tiến giao lưu học thuật Nhật - Việt, đào tạo chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản. Ông còn giới thiệu cho người dân về Phong trao Đông Du, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa người dân hai nước. 

Đại sứ Nhật Bản trao bằng khen cho phu nhân giáo sư Phan Huy Lê. Ảnh: VT.
Đại sứ Nhật Bản trao bằng khen cho phu nhân giáo sư Phan Huy Lê. Ảnh: VT.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Nhật Bản Umeda ca ngợi giáo sư Phan Huy Lê không chỉ là nhà sử học hàng đầu Việt Nam mà còn là học giả hiểu biết uyên thâm về quan hệ Nhật - Việt.

Đại sứ điểm lại ba đóng góp nổi bật của GS Lê, trong đó có cống hiến to lớn với Hội Hữu nghị Việt - Nhật khi ông đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Hội từ năm 1987. 

Ông tham gia tổ chức rất nhiều sự kiện giao lưu văn hóa, trong đó có Hội thảo quốc tế với chủ đề bảo tồn di tích phố cổ Hội An năm 1990. Thành công của sự kiện này gắn liền với dự án bảo tồn khu phố cổ hợp tác với Nhật Bản cũng như ghi tên phố cổ Hội An vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.

"Giáo sư Phan Huy Lê là người có công lao to lớn trong việc làm sáng tỏ quan hệ gắn bó mang tính lịch sử giữa Hội An và Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 16, góp phần xây dựng nền móng cho giao lưu hữu nghị hiện nay", Đại sứ Umeda nhấn mạnh. 

Trên cương vị Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam từ năm 1988, giáo sư Lê đào tạo nhiều chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản của Việt Nam.

Ông chỉ đạo tổ chức thành công Hội thảo Việt - Nhật nhân dịp kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du năm 2005; kỷ niệm 70 năm ngày mất của chí sĩ Phan Bội Châu và 100 năm ngày mất của bác sĩ Asaba Sakitaro năm 2010.

"Nhờ có những sự kiện nói trên mà nhiều người Nhật Bản và Việt Nam biết đến phong trào Đông du cũng như tình bạn thủy chung giữa chí sĩ Phan Bội Châu và bác sĩ Asaba Saikitaro", Đại sứ nói.

Đóng góp quan trọng nữa của giáo sư Lê là phát triển chuyên ngành Nhật Bản học chất lượng cao trong khoa Đông Phương học của Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa Đông Phương đã trở thành hình mẫu cho nhiều đại học trong nước.

"Tôi vẫn còn rất nhiều điều muốn được thỉnh giáo giáo sư, vì lẽ đó tôi vô cùng thương tiếc sự ra đi của giáo sư", Đại sứ Umeda xúc động về sự gia đi của giáo sư. 

Tới dự buổi lễ trên xe lăn, bà Hoàng Như Lan, phu nhân giáo sư Phan Huy Lê và gia đình rất xúc động. Bà đại diện gia đình cám ơn Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Đại sứ quán tại Việt Nam. 

Bà kể, những năm tháng tuổi trẻ, giáo sư Lê được nhiều học gia "Tây học" như Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo... trực tiếp giảng dạy.

Vì vậy, từ rất sớm, ông đã ý thức về tầm quan trọng của tính đa dạng văn hóa, tự do học thuật và vai trò của hợp tác quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu và đào tạo, ông vượt lên trên giới hạn của một lĩnh vực chuyên môn, một thời kỳ lịch sử nhất định, vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu về một dân tộc, một quốc gia, để mở rộng tầm nhìn mang tính liên ngành và xây dựng mạng lưới hợp tác quốc tế. 

Trung tâm nghiên cứu Việt Nam mà ông sáng lập đã tiếp nhận nhiều nhà nghiên cứu, lưu học sinh Nhật Bản và hỗ trợ họ. 

"Chồng tôi không chỉ có những người bạn Nhật là các nhà nghiên cứu mà còn có quan hệ hợp tác với nhiều cán bộ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Suốt 40 năm qua, với tư cách là một học giả, chồng tôi đã nỗ lực góp phần làm sâu sắc hơn sự hiểu biết giữa hai nước", bà Hoàng Như Lan chia sẻ.

GS Phan Huy Lê qua đời ngày 23/6 tại Hà Nội. Ông sinh năm 1934 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh. Ông để lại gia tài sách sử đồ sộ và cuối đời tâm huyết xây dựng bộ Quốc sử đồ sộ nhất từ trước đến nay. Là đại thụ của nền sử học Việt Nam, ông đề xướng quan điểm viết sử khách quan, toàn bộ, toàn diện với khát vọng khỏa lấp những khoảng trống lịch sử nước nhà. 

Ông được phong giáo sư năm 1980; nhà giáo nhân dân năm 1994; giải thưởng Nhà nước (2000); giải thưởng Quốc tế Văn hóa châu Á Fukuoka, Nhật Bản (1996); huân chương Cành cọ Hàn lâm của Pháp (2002); danh hiệu Viện sĩ Thông tấn nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn thuộc Học viện Pháp quốc (2011); giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học (2016).

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.