Bỏ qua đe dọa của Trump, Hạ viện Mỹ duyệt chi tiêu quốc phòng năm 2020 hơn 730 tỷ USD

Theo Phương Oanh (vietnamplus.vn )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 trị giá hơn 730 tỷ USD, bất chấp đe dọa phủ quyết của Tổng thống Donald Trump.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 12/7, Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 trị giá hơn 730 tỷ USD, bất chấp đe dọa phủ quyết của Tổng thống Donald Trump. 

Dự thảo Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) năm 2020 được thông qua tại Hạ viện Mỹ với 220 phiếu thuận và 197 phiếu chống.

Không có Hạ nghị sỹ Cộng hòa nào bỏ phiếu ủng hộ dự luật này, trong khi một số nghị sỹ Dân chủ phản đối dự luật vì cho rằng mức chi tiêu của dự luật này là quá cao.

Dự thảo NDAA được Hạ viện thông qua có một số điều khoản Tổng thống Trump không tán thành, bao gồm ngân sách cho chi tiêu quốc phòng ít hơn 17 tỷ USD so với mức ông đề nghị, cũng như không cấp ngân sách cho kế hoạch xây dựng bức tường biên giới phía Nam với Mexico.

Ngoài ra, dự luật này cũng bao gồm một nội dung sửa đổi vừa được Hạ viện thông qua trước đó cùng ngày, theo đó cấm cấp ngân sách cho việc triển khai hành động quân sự của Mỹ nhằm vào Iran nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội.

Tháng trước, Thương viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát cũng đã thông qua một dự luật tương tự.

Lưỡng viện Mỹ sẽ cần phải thỏa hiệp để thống nhất hai dự luật của mình trước khi trình Tổng thống Trump ký thành luật.

Có một số khác biệt chính yếu giữa hai phiên bản NDAA được hai viện thông qua, trong đó Thượng viện đồng ý cấp 750 tỷ USD cho Lầu Năm Góc và không bao gồm một số điều khoản nhằm hạn chế quyền hành của Tổng thống Trump trong việc trích ngân sách quốc phòng để xây bức tường biên giới hay điều động binh sĩ hoạt động tại biên giới.

Trong khi đó, phiên bản dự luật của Hạ viện cấm ông Trump điều động các loại vũ khí hạt nhân có sức công phá thấp và cho phép các tù nhân bị giam giữ tại nhà tù ở Vịnh Guantanamo được chuyển về Mỹ./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.