Bỏ qua đe dọa của Trump, Hạ viện Mỹ duyệt chi tiêu quốc phòng năm 2020 hơn 730 tỷ USD

Theo Phương Oanh (vietnamplus.vn )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 trị giá hơn 730 tỷ USD, bất chấp đe dọa phủ quyết của Tổng thống Donald Trump.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 12/7, Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 trị giá hơn 730 tỷ USD, bất chấp đe dọa phủ quyết của Tổng thống Donald Trump. 

Dự thảo Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) năm 2020 được thông qua tại Hạ viện Mỹ với 220 phiếu thuận và 197 phiếu chống.

Không có Hạ nghị sỹ Cộng hòa nào bỏ phiếu ủng hộ dự luật này, trong khi một số nghị sỹ Dân chủ phản đối dự luật vì cho rằng mức chi tiêu của dự luật này là quá cao.

Dự thảo NDAA được Hạ viện thông qua có một số điều khoản Tổng thống Trump không tán thành, bao gồm ngân sách cho chi tiêu quốc phòng ít hơn 17 tỷ USD so với mức ông đề nghị, cũng như không cấp ngân sách cho kế hoạch xây dựng bức tường biên giới phía Nam với Mexico.

Ngoài ra, dự luật này cũng bao gồm một nội dung sửa đổi vừa được Hạ viện thông qua trước đó cùng ngày, theo đó cấm cấp ngân sách cho việc triển khai hành động quân sự của Mỹ nhằm vào Iran nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội.

Tháng trước, Thương viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát cũng đã thông qua một dự luật tương tự.

Lưỡng viện Mỹ sẽ cần phải thỏa hiệp để thống nhất hai dự luật của mình trước khi trình Tổng thống Trump ký thành luật.

Có một số khác biệt chính yếu giữa hai phiên bản NDAA được hai viện thông qua, trong đó Thượng viện đồng ý cấp 750 tỷ USD cho Lầu Năm Góc và không bao gồm một số điều khoản nhằm hạn chế quyền hành của Tổng thống Trump trong việc trích ngân sách quốc phòng để xây bức tường biên giới hay điều động binh sĩ hoạt động tại biên giới.

Trong khi đó, phiên bản dự luật của Hạ viện cấm ông Trump điều động các loại vũ khí hạt nhân có sức công phá thấp và cho phép các tù nhân bị giam giữ tại nhà tù ở Vịnh Guantanamo được chuyển về Mỹ./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.