Đồng chí Hồ Đức Phớc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ảnh: P.V

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn

Trân Châu (Thực hiện)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An phỏng vấn đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính về tình hình kinh tế năm 2023 và những giải pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh suy thoái hiện nay.

P.V: Thưa Bộ trưởng! Trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2020 đến nay, không chỉ các tổ chức quốc tế mà các chuyên gia kinh tế trong nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cho rằng, chúng ta đã kết hợp sử dụng rất linh hoạt và có hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giúp nền kinh tế sớm phục hồi. Đồng chí có thể chia sẻ thêm về nội dung này?

1dong-chi-ho-duc-phoc-uy-vien-trung-uong-dang-bo-truong-bo-tai-chinh-2867.jpeg
Đồng chí Hồ Đức Phớc - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ảnh: P.V

Đồng chí Hồ Đức Phớc: Năm 2023, nhiệm vụ tài chính ngân sách được triển khai trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, tích cực, nỗ lực, quyết tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt là sự linh hoạt chủ động trong điều hành chính sách tài khóa với mục tiêu lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu cao nhất, tình hình kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực và vẫn là điểm sáng trong bức tranh nhiều màu xám của kinh tế thế giới. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Trước tiên, đối với chính sách tài khóa, phải khẳng định rằng, không chỉ trong năm 2023, mà ngay trong giai đoạn 2020-2022, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (như gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, cùng nhiều khoản phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.

Theo đó, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền 56 văn bản quy phạm pháp luật (trong đó có: 11 Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 18 Nghị định của Chính phủ; 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 25 Thông tư của Bộ Tài chính).

bna-0410-8624-8084.jpg
Khu công nghiệp Hoàng Mai I có diện tích gần 265 ha đạt tỷ lệ lấp đầy trên 86%, với tổng số vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư thứ cấp vượt 700 triệu USD. Ảnh: Thành Cường

Quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 của Việt Nam khoảng 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 145 nghìn tỷ đồng, năm 2022 khoảng 233 nghìn tỷ đồng.

Năm 2023, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt khó để phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ Tài chính tiếp tục trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ với quy mô khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2022-2023, cần phải nói đến trọng tâm của các chính sách phục hồi kinh tế là gói kích thích kinh tế - tài chính trị giá 347 nghìn tỷ đồng của Chính phủ, trong đó, có gói chính sách tài khóa khoảng 291 nghìn tỷ đồng (gồm các chính sách miễn giảm thuế, phí và tăng chi đầu tư phát triển cho nền kinh tế).

Một số chính sách hỗ trợ tài chính tiêu biểu như: Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 đối với hầu hết các mặt hàng đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Dự kiến thực hiện Nghị quyết này sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 38 nghìn tỷ đồng; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023 đối với doanh nghiệp, tổ chức và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo đó, dự kiến số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn là hơn 110 nghìn tỷ đồng.

Đồng thời, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2023/NĐ-CP ngày 21/6/2023 về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2023 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Dự kiến thực hiện giải pháp này sẽ gia hạn khoảng 10,4 nghìn tỷ đồng - 11,2 nghìn tỷ đồng.

Xếp dỡ hàng container ở cảng cửa Lò , quang an .jpeg
Xếp dỡ hàng hoá ở Cảng Cửa Lò. Ảnh: Quang An

Mặt khác, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 về giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Dự kiến thực hiện giải pháp này sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 8 nghìn tỷ đồng - 9 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, đã ban hành Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29/6/2023 về giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tiết giảm chi phí của doanh nghiệp, người dân. Dự kiến thực hiện giải pháp này sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 700 tỷ đồng.

Mới đây nhất, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg ngày 03/10/2023 giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2023 đối với người thuê đất, thuê mặt nước. Dự kiến thực hiện giải pháp này, số tiền thuê đất được giảm nghĩa vụ năm 2023 là khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng. Dự kiến thực hiện các giải pháp nêu trên sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất là khoảng 200 nghìn tỷ đồng, trong đó: Số tiền được gia hạn khoảng 121 nghìn tỷ đồng; Số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 79 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, trong thời gian qua (2020-2023), gói hỗ trợ về tài khóa về thu ngân sách Nhà nước đã lên tới khoảng 700 nghìn tỷ đồng, đã và đang góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh để đóng góp vào kết quả tích cực về phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh đó, để đảm bảo dự toán mục tiêu thu ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý, khai thác các nguồn thu, chống thất thu từ hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới, hoạt động chuyển nhượng bất động sản thông qua triển khai thực hiện Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, hỗ trợ các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam một cách nhanh chóng, thuận tiện; kích hoạt Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử để tiếp nhận thông tin các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn từ các sàn giao dịch thương mại điện tử; triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tổng số thuế đã nộp từ nhà cung cấp nước ngoài 11 tháng năm 2023 đạt hơn 8 nghìn tỷ đồng.

Trong thời gian tới, cùng với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ đã được ban hành, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp áp dụng cho năm 2024 như: Tiếp tục xem xét việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường như đã áp dụng của năm 2023; Tiếp tục xem xét giảm mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đã áp dụng của năm 2023; Tiếp tục rà soát mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước;… Năm 2024, quy mô các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dự kiến khoảng 65 nghìn tỷ đồng.

Đồng chí Hồ Đức Phớc: Cũng cần nói thêm rằng, các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như trên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đây là những giải pháp cần thiết trong ngắn hạn. Để đảm bảo dự toán ngân sách cho các mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác ngay từ đầu năm.

P.V: Có thể nói, những chính sách hỗ trợ nêu trên đã giúp doanh nghiệp, nền kinh tế có nguồn lực phục hồi. Bên cạnh đó, hàng loạt các giải pháp khác cũng đã được triển khai để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Các giải pháp đó là gì, thưa đồng chí?

Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền quyết định dự toán bội chi ngân sách Nhà nước năm 2023 ở mức 4,42% GDP. Trong quá trình điều hành đã kiểm soát chặt chẽ bội chi, điều hành vay, phát hành Trái phiếu Chính phủ phù hợp với tiến độ thu, khả năng giải ngân vốn đầu tư và tồn quỹ ngân sách Nhà nước, qua đó, tiết kiệm chi phí lãi vay cho ngân sách Nhà nước. Ước tính bội chi ngân sách Nhà nước thực hiện khoảng 4% GDP (giảm 40,3 nghìn tỷ đồng so với dự toán).

Năm 2024, dự toán bội chi ngân sách Nhà nước đã trình Quốc hội quyết định ở mức phù hợp, là 3,6% GDP; đồng thời, cho phép kéo dài các khoản chi đầu tư phát triển năm 2023 chưa giải ngân để đảm bảo nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.

Đối với kiểm soát nợ công, thì hiện nay, quy mô nợ công khoảng 3,9 triệu tỷ đồng, bằng khoảng 39-40% GDP (trần không quá 60%). Tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2021-2023 khoảng 4,2%/năm, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 (18,1%/năm), giai đoạn 2016-2020 (6,7%/năm). Nợ Chính phủ khoảng 3,6 triệu tỷ đồng, bằng khoảng 36-37% GDP (trần không quá 50%). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2023 khoảng 279,8 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 20-21% thu ngân sách Nhà nước, đảm bảo trong giới hạn trần không quá 25%. Kỳ hạn phát hành bình quân Trái phiếu Chính phủ dự kiến năm 2023 khoảng 12,6 năm (đảm bảo mục tiêu phấn đấu kỳ hạn phát hành bình quân Trái phiếu Chính phủ đạt từ 9-11 năm theo Nghị quyết của Quốc hội số 23/2021/QH15). Lãi suất phát hành bình quân cả danh mục Trái phiếu Chính phủ dự kiến năm 2023 khoảng 3,7-4%/năm.

Thi công Dự án đường ven biển ảnh Thanhf Cường.png
Thi công Dự án đường ven biển. Ảnh: Thành Cường

Nhờ việc thực hiện đồng bộ, chủ động các giải pháp, giá cả thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng quan trọng, thiết yếu cơ bản bình ổn, đáp ứng nhu cầu của người dân, CPI bình quân chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, hướng đến đạt được mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra cả năm (khoảng 4,5%). Đây là mức tăng CPI tương đối thấp trong bối cảnh hiện nay.

Một trong những nhiệm vụ để ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng là cần hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đối với tổng vốn đầu tư công năm 2023 được Quốc hội thông qua là 711.684 tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2022. Trong đó, phần lớn luồng vốn được tập trung cho các dự án đô thị, đặc biệt như đường sắt cao tốc Bắc - Nam; đường bộ cao tốc, liên kết vùng, đường ven biển, chương trình mục tiêu quốc gia. Với sự chỉ đạo quyết liệt từ phía Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách, về tổ chức thực hiện liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công đã được tháo gỡ.

Ở khía cạnh Bộ Tài chính, để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp quyết liệt. Bộ Tài chính tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương để xử lý trong thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.

Đối với dự toán năm 2024, Quốc hội thông qua dự toán chi đầu tư phát triển năm 2024 là 677.349 tỷ đồng. Bộ Tài chính đã đưa vào Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 và kiến nghị đưa vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2024 các nội dung yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai ngay một số nội dung để đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ những tháng đầu năm.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng cho rằng, để “khơi thông” dòng vốn đầu tư công, tạo động lực thật sự cho phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo, không thể chỉ quan tâm giải quyết vướng mắc trước mắt, mà cần có giải pháp căn cơ, lâu dài, như tập trung sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật, trong đó, sửa đổi Luật Đầu tư công theo hướng thông thoáng, giảm vướng mắc, chẳng hạn như tách phần giải phóng mặt bằng triển khai trước, phân cấp chủ quản đầu tư, nghiên cứu thêm trường hợp chủ đầu tư có thể chủ động sử dụng một số khoản kinh phí hợp pháp ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn (kể cả nguồn vốn chi thường xuyên) để lập dự án, chuẩn bị đầu tư trước, thay vì phải đợi tổng hợp hay bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn; hay như cần loại bỏ nội dung cải tạo dự án đã đầu tư xây dựng ra khỏi đối tượng đầu tư công để tăng sự chủ động của các đơn vị và thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp khác để tăng tổng cầu đầu tư.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

tin mới

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

(Baonghean.vn) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 kéo dài 5 ngày nên nhiều người dân trở về quê Nghệ An để nghỉ lễ; bên cạnh đó, Nghệ An cũng là địa phương được nhiều du khách lựa chọn làm điểm nghỉ dưỡng nên hành khách tại nhà ga, sân bay đã đông đúc.

Giá vàng

Giá vàng tăng vọt; Dầu thô sát mốc 90 USD/thùng

(Baonghean.vn) -Giá vàng tăng vọt cả 2 chiều mua và bán; USD thế giới bất ngờ tăng mạnh; Dầu tiếp đà tăng giá, sát mốc 90 USD/thùng; Cà phê tăng mạnh lên mốc kỷ lục mới, là những thông tin thị trường cập nhật sáng 27/4.

Đường Quang Trung xưa

Ngắm những hình ảnh về thành Vinh xưa và nay nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày tái thiết

(Baonghean.vn) - Mặc dù bị tàn phá sau chiến tranh, tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Nhà nước và Nhân dân Cộng hòa Dân chủ Đức, TP.Vinh đã dần được xây dựng lại. Ngày 1/5/1974, công trình xây dựng khu Quang Trung chính thức được khởi công, đánh dấu sự khởi đầu quá trình tái thiết thành phố.

Cao tốc Bắc Nam đoạn qua Nghi Lộc đã hoàn thành. Ảnh: Trân Châu

Kiểm tra an toàn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước ngày thông xe

(Baonghean.vn) - Chỉ còn vài ngày nữa là thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Cùng với tinh thần làm việc không quản ngày đêm của các nhà thầu, các đoàn công tác của Bộ Giao thông cũng có mặt tại đây kiểm tra chất lượng và tiến độ về đích của công trình.

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

(Baonghean.vn) - Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai và lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch các hạng mục đầu tư; cũng như quản lý các dự án, quản lý đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Nút giao lên xuống giữa cao tốc Bắc Nam với đường N5, xã Nghi Phương, Nghi Lộc

Dịp 30/4, phương tiện di chuyển trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt thế nào?

(Baonghean.vn) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng chiều dài 49,3 km, trong đó đoạn qua địa phận Nghệ An là 44,4 km và Hà Tĩnh 4,9 km. Theo kế hoạch, vào ngày 28/4/2024 sẽ khánh thành và thông xe kỹ thuật để phục vụ người dân sẽ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5.

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.