Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Hàng triệu công chức, viên chức sẽ giảm gánh nặng chứng chỉ

Theo Thu Hằng (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định quyết tâm cắt bỏ những chứng chỉ không phù hợp, để giảm gánh nặng đối với công chức, viên chức.
Học thật, thi thật

Dư luận, đội ngũ công chức, viên chức (nhất là các thầy cô giáo) rất phấn khởi và đặc biệt ủng hộ đề xuất của Bộ Nội vụ về việc giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Lý do nào Bộ lại mạnh dạn đưa ra đề xuất táo bạo như vậy, thưa Bộ trưởng?

Thời gian qua, báo chí phản ánh nhiều “tiếng kêu” của viên chức về những vướng mắc, bất cập của quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với viên chức, nhất là đối với đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo công lập khi thi thăng hạng, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần thiết phải đổi mới việc quản lý, sử dụng, đặc biệt là việc đổi mới nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành tổng hợp, rà soát toàn bộ quy định về chứng chỉ đối với đội ngũ công chức, viên chức.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Hàng triệu công chức, viên chức sẽ giảm gánh nặng chứng chỉ ảnh 1
                               Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Qua tổng hợp, đánh giá chung của các Bộ, ngành và ý kiến của dư luận xã hội, Bộ Nội vụ nhận thấy có một số hạn chế, bất cập. Chẳng hạn, có sự chồng chéo, trùng lắp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Về việc này, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên theo hướng giảm thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ và không tạo ra áp lực cho giáo viên.

Việc rà soát, đề xuất giảm các chứng chỉ bồi dưỡng được thực hiện đối với tất cả các chuyên ngành. Đối với khối viên chức được đề xuất giảm nhiều hơn vì yêu cầu tính chất hoạt động nghề nghiệp giữa các hạng chức danh nghề nghiệp trong cùng chuyên ngành là tương đồng.

Theo đó, Bộ Nội vụ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Khi Bộ báo cáo các đề xuất này lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ nhận được sự phản hồi như thế nào từ người đứng đầu Chính phủ cũng như ý kiến của các thành viên Chính phủ?

Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ trong giáo dục, đào tạo là phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”; cán bộ, công chức phải làm việc thực chất, chống bệnh hình thức, tránh phô trương, không chủ quan, thỏa mãn. Vì vậy, người đứng đầu Chính phủ rất quan tâm đến nội dung này và yêu cầu Bộ rà soát, mạnh dạn đưa ra đề xuất.

Tuy nhiên, việc tổng hợp, rà soát tất cả các loại chứng chỉ đối với đội ngũ công chức, viên chức trong toàn hệ thống là khối lượng công việc lớn, đòi hỏi cẩn trọng và khách quan trong việc phân tích, đánh giá, nhận định để đưa ra đề xuất.

Thực tế vừa qua, một số bộ, ngành cũng đã tiến hành rà soát, đề xuất giảm các chứng chỉ chuyên ngành như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 18/2020, trong đó không quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.  Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang lấy ý kiến sửa đổi quy định về nội dung, hình thức thi và xét thăng hạng đối với đội ngũ biên tập viên, phóng viên...
 
Bộ Nội vụ chúng tôi cũng đang xây dựng Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung và hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Lưu trữ cũng theo hướng cắt giảm nhiều chứng chỉ.

Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo thực sự sâu sát và quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ vì mục tiêu chung là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và các đề xuất của Bộ Nội vụ đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn thì các Bộ, ngành sẽ tích cực ủng hộ.

Người này, người kia tâm tư là chuyện khó tránh khỏi

Nói đến loại bỏ, cắt giảm chứng chỉ là một câu chuyện dài động chạm đến lợi ích của nhiều phía. Vậy trong quá trình rà soát để đưa ra đề xuất này, bộ có gặp khó khăn, rào cản nào không, thưa Bộ trưởng? 

Bộ Nội vụ không gặp khó khăn và rào cản nào khi đưa ra các đề xuất, thậm chí còn nhận được sự quan tâm, động viên của các đồng chí lãnh đạo, đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ.

Còn về lợi ích, thẳng thắn mà nói là có ảnh hưởng đến nguồn thu của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp các loại văn bằng, chứng chỉ. Vì vậy, việc có người này, người kia tâm tư là chuyện khó tránh khỏi.

Nhưng đây là vấn đề tác động trực tiếp đến hàng triệu người và liên quan đến phương thức quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm cắt giảm những chứng chỉ không phù hợp, để một mặt vừa giảm “gánh nặng” đối với công chức, viên chức; một mặt đổi mới phương thức quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức đi vào thực chất, khoa học hơn.

Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng không quá phải lo lắng nếu các đơn vị này tự thay đổi, chuyển mình, hướng tới chất lượng, nhu cầu của người được đào tạo, bồi dưỡng.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Hàng triệu công chức, viên chức sẽ giảm gánh nặng chứng chỉ ảnh 2
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (giữa) trao đổi với Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng tại phiên họp Chính phủ . Ảnh: VGP

Hay nói cách khác sẽ không có chuyện người học bắt buộc phải học các loại chứng chỉ mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải tự tìm hiểu xem các cơ quan, tổ chức đang cần những cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu như thế nào; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang cần kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Theo tôi, các cơ sở đào tạo phải có hình thức cung cấp các dịch vụ, xây dựng chương trình bồi dưỡng thích hợp. Phải để việc học và cấp các chứng chỉ là nhu cầu tự thân của mỗi viên chức để đáp ứng các yêu cầu trong công việc của họ. Như vậy mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với quy luật cung – cầu.

Cũng chính vì đây là một vấn đề động chạm nên nhiều ý kiến cho rằng nếu loại bỏ, cắt giảm được các chứng chỉ như: Bộ Nội vụ đề xuất thì đây không chỉ là một bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính mà còn là sự thay đổi quan trọng trong phương thức quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức. Bộ trưởng suy nghĩ sao về nhận định này?

Từ khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, tôi luôn ý thức kế thừa và phát huy những thành quả của các thế hệ tiền nhiệm. Những gì các đời Bộ trưởng khác đã làm tốt thì tiếp tục gìn giữ và phát huy, những gì đang làm dang dở thì tiếp tục thực hiện, những công việc mới phát sinh thì nỗ lực hoàn thành.

Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục về văn bằng, chứng chỉ là nhiệm vụ chung của các Bộ, ngành, địa phương.

Tuy nhiên, với trách nhiệm là cơ quan thường trực của Chính phủ về cải cách hành chính và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những giải pháp đột phá về cơ chế, phương thức quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Những việc này nhằm một mục đích chung là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phải khẳng định là việc cắt giảm một số loại chứng chỉ không đồng nghĩa với việc giảm yêu cầu về nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ mà đặt ra yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức phải thực chất hơn, phục vụ trực tiếp công việc, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Việc này cũng không có nghĩa là không thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức nữa.

Vì vậy, vấn đề ở đây là các đơn vị sự nghiệp công lập được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của các Bộ, ngành cần kịp thời đổi mới về phương thức tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 

tin mới

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.