Bộ Văn hóa yêu cầu lãnh đạo Hãng Phim truyện không mạt sát nghệ sĩ

Bộ đánh giá vài phát ngôn của lãnh đạo Vivaso dành cho nghệ sĩ hãng phim không phù hợp chuẩn mực ứng xử giữa người với người.

Trao đổi với báo chí chiều 10/10, ông Nguyễn Thái Bình - Chánh văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho biết thời gian qua, các nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam có một số khúc mắc với nhà đầu tư hãng phim. Bộ nhận xét một số phát ngôn của nhà đầu tư: "Không phù hợp theo thuần phong mỹ tục và ứng xử giữa con người với con người". Bộ yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời. 

"Bộ đã thông qua đại diện phần vốn của Nhà nước đề nghị lãnh đạo công ty quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ nghệ sĩ hơn nữa, điều chỉnh phát ngôn tránh gây bức xúc trong cán bộ nghệ sĩ", ông Nguyễn Thái Bình nói. 

Bộ Văn hóa đã đề nghị đơn vị quản lý hãng phim đối xử với người lao động theo nội quy được thống nhất giữa nhà quản lý và cán bộ. Các bên phải tìm tiếng nói chung để cùng xây dựng hãng phim vốn có bề dày lịch sử. Hiện các cơ quan chức năng đang thanh tra việc cổ phần hóa hãng phim theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng.

Ông Nguyễn Thủy Nguyên (trái) từng gọi diễn viên Quốc Tuấn là
Ông Nguyễn Thủy Nguyên (trái) từng gọi diễn viên Quốc Tuấn là "Chí Phèo". Trong khi đó, nhiều đồng nghiệp của Quốc Tuấn đã lên tiếng bênh vực anh.

Trước đó, tại một cuộc gặp gỡ với các nghệ sĩ hãng phim, ông Nguyễn Thủy Nguyên - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vivaso (nhà đầu tư) - đã gọi diễn viên Quốc Tuấn là Chí Phèo và nói anh "đi đâu cũng khóc như mưa". Câu nói này ám chỉ việc Quốc Tuấn thường xúc động khi bày tỏ bất bình về những khuất tất trong quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam thời gian qua. 

Phát ngôn của ông Thủy Nguyên bị nhiều đồng nghiệp của Quốc Tuấn lẫn khán giả bức xúc, bởi nó xuất hiện cùng thời điểm diễn viên chia sẻ về việc chữa bệnh thành công cho con trai. Mọi người liên tưởng ông Thủy Nguyên ám chỉ Quốc Tuấn lấy tình trạng bệnh tình của con để kêu gọi tình thương của mọi người. Chủ tịch Vivaso đã phản hồi trên báo ông không có ý đề cập về chuyện gia đình của Quốc Tuấn mà chỉ phát ngôn trong bối cảnh liên quan đến hãng phim. 

* Đối thoại căng thẳng ở Hãng phim truyện Việt Nam

VFS là hãng phim nhà nước được thành lập năm 1953. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật. 20 năm gần đây, nhiều dự án của hãng liên tục thua lỗ. Năm 2016, Hãng Phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, Tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị hồi tháng 6.

Nhiều nghệ sĩ điện ảnh kỳ cựu đã bức xúc ký vào bản đề nghị dừng ngay việc cổ phần hóa, nhất là khi thương hiệu gần 60 năm được xác định bằng 0 đồng, hãng lại sở hữu bốn khu đất có vị trí đắc địa ở Hà Nội và TP HCM song có giá trị thấp do là đất thuê.

* Nghệ sĩ hãng phim bức xúc khi đạo cụ bị mang bán đồng nát

Theo VNE

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.