Bộ Y tế phê duyệt hai loại vaccine Covid-19 cho trẻ em

Bộ Y tế đã phê duyệt vaccine Comirnaty của Pfizer-BioNTech và Spikevax của Modena, tiêm cho trẻ 12-17 tuổi, tức từ lớp 7 đến lớp 12.

Bà Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết như trên tại buổi tập huấn trực tuyến 63 tỉnh, thành phố triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi. Chiến dịch này chính thức triển khai từ đầu tháng 11 trên cả nước, theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên tiêm trước cho nhóm 16-17 tuổi, hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

"Việc tiêm chủng cho trẻ em được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, tỷ lệ mắc Covid-19 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao", bà Hồng nói.

Theo hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các địa phương tổ chức tiêm cho trẻ em theo hình thức chiến dịch, tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học.

Trẻ trong độ tuổi 12-17 đang đi học được lập danh sách theo lớp. Tiêm trước cho nhóm tuổi học sinh phổ thông trung học, lần lượt theo khối lớp từ 12 đến 11 và 10; tiếp đến là học sinh trung học cơ sở từ lớp 9, 8, 7.

Trẻ không đi học sẽ được điều tra và lập danh sách tại cộng đồng để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng. Vaccine sử dụng tiêm chủng cho trẻ là vaccine Comirnaty của Pfizer, sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên; với liều lượng 0,3 ml mỗi mũi, đường dùng tiêm bắp. Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21-28 ngày).

Cha mẹ, người giám hộ cần ký Phiếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ, đồng thời chuẩn bị tâm lý, sức khỏe tốt cho trẻ trước khi tiêm chủng, phối hợp theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm.

Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, nhấn mạnh công tác tiêm chủng cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng, trước tiên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp. Đồng thời, tiêm chủng trong lứa tuổi này góp phần tăng diện bao phủ vaccine trong cộng đồng.

Hiện nay, một số vaccine theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi. Các kết quả nghiên cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy tiêm cho trẻ em hiệu quả phòng bệnh tương tự như người từ 18 tuổi trở lên. Vì vậy, nhiều quốc gia đã triển khai tiêm cho trẻ em trong lứa tuổi 12-17.

Trên thế giới, nhiều hãng như Moderna, Johnson & Johnson, AstraZeneca, và cả Pfizer tiếp tục thử nghiệm ở độ tuổi này hoặc nhỏ hơn, đồng thời nộp đơn yêu cầu cơ quan quản lý phê duyệt.

Vaccine Pfizer đã được khoảng 30 nước trên thế giới tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi, hiệu quả ngăn ngừa hơn 90% triệu chứng Covid-19. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 23/10 công nhận vaccine Pfizer đáp ứng tiêu chuẩn cho trẻ 5-11 tuổi, có thể cấp phép khẩn cấp sử dụng cho lứa tuổi này trong thời gian tới. Ngoài phản ứng thông thường sau tiêm như xảy ra ở người lớn, gồm sốt, đau mỏi cơ, đau vết tiêm... triệu chứng hiếm gặp được ghi nhận ở trẻ sau tiêm là viêm cơ tim, song hầu hết đều nhẹ và hồi phục nhanh.

Vaccine Moderna đã được phê duyệt cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại châu Âu. Cơ quan Dược phẩm châu Âu nghiên cứu vaccine với hơn 3.700 trẻ, ghi nhận phản ứng kháng thể tương đương với người trưởng thành. Tác dụng phụ ở trẻ em cũng giống với người lớn, tiêu biểu là mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ và khớp... Moderna cũng mong chờ Mỹ cấp phép vaccine cho trẻ em. Giám đốc Staphane Bancel, cho biết Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có thể sẽ cấp phép vaccine Moderna cho trẻ 12-17 tuổi trong thời gian từ ngày 15 đến 18/11.

Hôm 14/10, Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi. TP HCM là địa phương đầu tiên cả nước thực hiện tiêm cho trẻ.

Tính đến ngày 29/10, Việt Nam đã tiếp cận được 107 triệu liều vaccine phòng Covid-19, hiện đã tiêm hơn 78 triệu liều.

  •  

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.