Bức ảnh tái hiện khủng hoảng chính trị năm 2016

(Baonghean.vn) - Chỉ còn hơn 3 tuần nữa sẽ khép lại năm 2016. Năm 2016 là một năm đầy biến động với nhiều sự kiện chính trị gây chấn động toàn cầu.

Bức ảnh do anh Pete Souza, nhiếp ảnh gia chính thức của Nhà Trắng thực hiện, khi anh theo chân Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thành phố Hanover, Đức ngày 25/4/2016, cách đây 7 tháng và một tuần. Bức ảnh nói lên sự hỗn loạn chính trị năm 2016.

Bức ảnh có sự xuất hiện của ông David Cameron, ông Barack Obama, bà Angela Merkel, ông Francois Hollande và ông Matteo Renzi – các nhà lãnh đạo của Anh, Mỹ, Đức, Pháp và Italy.

Chỉ sau hơn nửa năm bức ảnh được chụp, chỉ còn đúng một chính khách còn tại nhiệm.

Hãy cùng điểm lại các gương mặt xuất hiện trong bức ảnh đầy thú vị này:

: Bức ảnh lột tả toàn diện nhất cuộc khủng hoảng chính trường thế giới năm 2016. Ảnh: White House
Bức ảnh lột tả toàn diện nhất cuộc khủng hoảng chính trường thế giới năm 2016. Ảnh: White House

David Cameron – Thủ tướng Anh David Cameron đã từ chức sau kết quả đầy bất ngờ của cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6 vừa qua, khi người dân Anh quyết định ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) (gọi tắt là Brexit) với tỷ lệ ủng hộ Brexit là 51,8% so với 48,2% phản đối. Diễn biến này khiến ông Cameron buộc phải từ chức, và nhường chìa khóa ngôi nhà số 10 phố Downing cho cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Theresa May.

Barack Obama – Ông Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của mình. Ông sẽ rời Nhà Trắng sau 8 năm nắm giữ cương vị Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ. Thay thế ông là vị tỷ phú bất động sản Donald Trump. Việc ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống được xem là một trong những cú sốc chính trị lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

Angela Merkel – Thủ tướng Đức Merkel, được coi là nhà lãnh đạo của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Bà là người duy nhất còn tại nhiệm trong số 5 người xuất hiện trong ảnh. Bà Merkel là vị chính khách cấp cao của Đức trong hơn 11 năm qua, và sẽ chưa dừng lại cuộc đua chính trị, khi mới đây bà tuyên bố sẽ tái tranh cử nhiệm kỳ thứ 4 trong cuộc bầu cử năm 2017.

Francois Hollande – Ông Hollande là Tổng thống Pháp, song ông sẽ không tại nhiệm lâu. Với tỷ lệ tín nhiệm của người dân Pháp đối với ông ở mức dưới 10%, ông Hollande tuyên bố sẽ không tái tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo. Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 được xem là cuộc chạy đua gay cấn giữa ứng viên cánh hữu, cựu Thủ tướng Francois Fillon và ứng viên cực hữu, Chủ tịch Đảng Mặt trận quốc gia, bà Marine Le Pen.

Matteo Renzi – Thủ tướng Italy Matteo Renzi ngày 4/12 đã tuyên bố từ chức sau khi đa số người dân Italy bỏ phiếu phản đối kế hoạch cải cách Hiến pháp do chính ông đề xuất. Ông Renzi nắm giữ cương vị Thủ tướng trong hơn 2,5 năm qua (một thời gian dài trên chính trường Italy), và việc chấm dứt sự nghiệp chính  trị của ông Renzi có thể dấy lên một cuộc khủng hoảng mới tại quốc gia Nam Âu này, khi mà nhiều đảng phái đối lập, dẫn đầu là Phong trào Năm Sao theo chủ nghĩa dân túy, kêu gọi một cuộc bầu cử càng sớm càng tốt.

Lan Hạ

(Theo Business Insider)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.