'Bức tường sắt' của Tổ quốc

(Baonghean.vn) - Cách đây 82 năm, ngày 28/3/1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I (họp tại Ma Cao, Trung Quốc) đã thông qua "Nghị quyết về đội tự vệ". Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng về tổ chức, chỉ đạo xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ. Ngày này đã đánh dấu mốc son ra đời và trở thành Ngày truyền thống dân quân tự vệ (DQTV) Việt Nam. Năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập 3 thứ quân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Từ những đội “Tự vệ đỏ” - tiền thân của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam ra đời trong cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) đến Đội du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Du kích Ba Tơ, Quân du kích Nam Kỳ, các đội du kích hoạt động trong các chiến khu trên khắp cả nước… đều được tổ chức trên cơ sở lực lượng chính trị của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và làm nòng cốt cho khởi nghĩa từng phần ở các địa phương, là lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa, đập tan ách thống trị Pháp - Nhật, giành chính quyền cách mạng về tay công nông (8/1945).

(Dân quân tự vệ thời chiến.  Ảnh tư  liệu
Lực lượng Dân quân tự vệ thời chiến. Ảnh tư liệu

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc, kháng chiến toàn dân, toàn diện, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh phát triển lực lượng Dân quân tự vệ, du kích không thoát ly sản xuất làm lực lượng nòng cốt đánh địch ở địa phương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Những tổ chức dân quân tự vệ, du kích ấy chẳng những có thể phụ trách việc đàn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn trị an trong làng xã, bảo vệ lợi ích của quần chúng, đấu tranh với địch và phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực, mà lại có thể bổ sung cho bộ đội chủ lực” .

Nhờ đó, lực lượng Dân quân tự vệ, du kích đã có bước phát triển vượt bậc từ khoảng chục vạn người trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 tăng lên khoảng 1 triệu người đầu năm 1946, có quy mô rộng khắp cả nước, tạo thành một mạng lưới giăng khắp núi rừng, đồng bằng, đô thị.

Các chiến sỹ Vệ quốc quân và nhân dân Thủ đô Hà Nội chiến đấu giữ từng căn nhà, góc phố trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. (ảnh tư liệu)
Các chiến sỹ Vệ quốc quân và nhân dân Thủ đô Hà Nội chiến đấu giữ từng căn nhà, góc phố trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Ảnh tư liệu

Thực hiện chủ trương “biến hậu phương của địch thành tiền tuyến của ta”, với các loại vũ khí thô sơ trong tay, những Dân quân tự vệ, du kích đã dựa vào địa hình, địa vật của xóm làng, dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân tiến hành diệt ác, trừ gian, góp phần xây dựng, mở rộng và bảo vệ các vùng căn cứ; đồng thời, phối hợp với bộ đội địa phương tiến hành chiến tranh du kích, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, giam chân địch trong các đô thị, thành phố, thị xã.

Đặc biệt, trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, nhất là Đông Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, hoạt động của Dân quân du kích phối hợp nhịp nhàng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tiến công mạnh mẽ, góp sức lớn vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quán triệt chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng, lực lượng Dân quân tự vệ, du kích hai miền Nam - Bắc tiếp tục có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Lực lượng dân quân tư vệ tải đạn ra chiến trường. Ảnh tư liệu
Lực lượng dân quân tư vệ tải đạn ra chiến trường. Ảnh tư liệu

Trong những năm đế quốc Mỹ leo thang, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965 - 1973), Dân quân tự vệ miền Bắc phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng (chiếm 12% dân số miền Bắc), được biên chế, tổ chức thành các trung đội, đại đội, có nơi thành lập tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn; được trang bị các loại vũ khí phù hợp với nhiệm vụ chiến đấu của từng lực lượng.

Trên các địa phương miền Bắc, phối hợp với lực lượng công an nhân dân lập nhiều thành tích, giữ vững an ninh trật tự, Dân quân tự vệ còn là lực lượng nòng cốt và linh hồn trong các phong trào sản xuất, chiến đấu: “Tay cày, tay súng”, “Tay búa tay súng”, “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, “Tiếng hát át tiếng bom”...

Du kích, tự vệ Khu 5 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh tư liệu
Du kích, tự vệ Khu 5 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ảnh tư liệu

Ngoài ra, Dân quân tự vệ còn là “mắt xích” quan trọng trong lưới lửa phòng không ba thứ quân nhiều tầng, nhiều hướng, góp phần cùng quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ, bảo vệ vững chắc hậu phương lớn miền Bắc, chi viện đắc lực cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Ở miền Nam, các Đội tự vệ vũ trang, du kích xuất hiện làm nòng cốt hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị chống chính sách bình định của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến năm 1960, Dân quân tự vệ, du kích miền Nam phát triển khoảng 10.000 người với các Đội tự vệ, Đội du kích ở các thôn, xã, ấp. Kết hợp phương châm đấu tranh “hai chân”, “ba mũi”, “ba vùng” của Đảng, quân và dân miền Nam đẩy mạnh chiến tranh du kích.

Dân quan xã Diễn Hùng (huyện Diễn Châu) dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực Mỹ.
Dân quân xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu (Nghệ An) dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực Mỹ. Ảnh tư liệu

Dân quân tự vệ, du kích phối hợp với bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực đánh bại các chiến thuật chiến tranh mới “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận”, gom dân, lập Ấp chiến lược của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khi Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, để chủ động chuẩn bị đối phó với đối tượng tác chiến mới, lực lượng cách mạnh miền Nam trong đó nòng cốt là lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, mà Dân quân tự vệ, du kích là một thành phần trọng yếu đã phát triển nhanh chóng.

Quán triệt phương châm “tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, Dân quân tự vệ, du kích là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động tác chiến ở các làng xã; bảo vệ dân, bảo vệ địa bàn; đồng thời, sẵn sàng bổ sung tăng cường lực lượng cho bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực, góp phần quan trọng vào chiến công chung của quân và dân cả nước trong Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Dân quân tự vệ Việt Nam ngày càng lớn mạnh - “Bức tường sắt” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dân quân tự vệ Việt Nam ngày càng lớn mạnh - “Bức tường sắt” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những đóng góp vô cùng to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt hơn tám thập kỷ qua, Dân quân tự vệ xứng đáng với lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã” .

Trong “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình mới”, Dân quân tự vệ vẫn được coi là lực lượng nòng cốt xây dựng “thế trận lòng dân”, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ và xây dựng làng, xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ tỉnh hiện nay, góp phần cùng quân và dân cả nước bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

Những điểm mới, chính sách đột phá của Luật Đất đai 2024

(Baonghean.vn) - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Chương trình Dân hỏi – Cơ quan chức năng có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để rõ hơn về vấn đề này.

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

Nghệ An quy định mức thu học phí, mức hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2023 - 2024

(Baonghean.vn) - HĐND tỉnh vừa thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập; mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2023 - 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/4

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An đề xuất thu hồi đất để thực hiện 17 công trình, dự án tại 4 địa phương; Tôm nuôi chết phơi trắng hồ chưa rõ nguyên nhân… là những thông tin nổi bật ngày 21/4.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận các giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh tại buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình thực hiện và giải pháp đẩy nhanh một số dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/4

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên; cập nhật kiến thức về Luật Đất đai cho doanh nghiệp, doanh nhân; Hàng nghìn thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực;… Đây là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 20/4.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên ở huyện Diễn Châu và thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Sáng 20/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu dẫn đầu đến thăm, tặng quà các thương binh, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện sinh sống tại huyện Diễn Châu và thành phố Vinh. 

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

Có một tình yêu lớn ở Tây Nguyên

(Baonghean.vn) - Hành trình khám phá những công trình ý nghĩa mà người dân Tây Nguyên đã xây dựng dành cho Bác đã khiến cho chúng tôi thấy được tình yêu bao la và lòng biết ơn sâu sắc của họ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung dự họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 19/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo; Ban Kinh tế - Ngân sách thẩm tra dự thảo một số nghị quyết trình HĐND tỉnh; Nhiều trường ở Nghệ An bắt đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10... 

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Nghệ An sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Trong 1 vừa năm qua, Nghệ An đã hỗ trợ làm mới, sửa chữa 8.440 ngôi nhà cho hộ nghèo, với tổng nguồn lực hơn 606 tỷ đồng, bằng kết quả 10 năm trước cộng lại. Tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành hơn 7.600 ngôi nhà còn lại trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. 

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật 18/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa nắng nóng; Thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; Tối nay (18/4), Cửa Lò chính thức khai trương mùa du lịch 2024…

 Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

(Baonghean.vn) - Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 tỉnh Nghệ An dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ; Hơn 130 học sinh ở Trường Tiểu học Ngọc Sơn (Thanh Chương) đã đi học trở lại; Thanh tra tỉnh Nghệ An kết luận vụ nhiều giáo viên được nhà trường cho mượn đất nhưng không chịu trả…

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, Kabanov Oleg Vladimirovich đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, qua đó tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục được tăng cường.

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban QLDA 6, doanh nghiệp đầu tư cùng các nhà thầu tập trung cao độ để thông xe đoạn tuyến 30km từ nút giao QL7 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao QL46B tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên vào dịp 30/4.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...