Bước ngoặt và thử thách mới trong chống Covid-19 ở Trung Quốc

(Baonghean) - Trung Quốc hôm 19/3 đã chính thức đạt được một dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến cam go chống dịch bệnh do virus Corona gây ra, khi lần đầu tiên kể từ lúc bùng phát dịch không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào ở trong nước. Nhưng tín hiệu đáng mừng này cũng không thể khiến giới chức và dân chúng quốc gia tỷ dân lơ là, chủ quan, bởi vẫn hiện hữu nguy cơ gia tăng các ca bệnh “nhập khẩu” từ ngoài vào, đe dọa phá vỡ chiều hướng tích cực không dễ gì có được.

“Qua cơn bĩ cực”

Theo hãng tin AFP, cú đảo chiều mạnh mẽ của Trung Quốc - nơi dịch bệnh khởi phát đầu tiên, diễn ra trong bối cảnh các quốc gia trên khắp thế giới chạy đua “đóng cửa”, nối tiếp nhau bế quan tỏa cảng trong nỗ lực hết sức mình hòng kiềm chế dịch lây lan trên diện rộng.

Có lẽ chỉ vài tuần trước thôi, ít ai dám nghĩ rằng gió lại xoay chiều như hiện nay, khi số ca nhiễm và tử vong trong lãnh thổ Trung Quốc đã thấp hơn con số ở bên ngoài.

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) của nước này, hôm thứ Năm vừa rồi, lần đầu tiên kể từ khi giới chức công khai số liệu liên quan đến virus Corona vào tháng 1, họ không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào tại Vũ Hán - thành phố ở miền Trung Trung Quốc, nơi ca Covid-19 đầu tiên xuất hiện vào tháng 12 năm ngoái, sau đó trở thành tâm dịch không chỉ của Trung Quốc mà của cả thế giới.

Hai người Vũ Hán đi trên đường phố vắng lặng ngày 27/1/2020. Ảnh Getty Images
Hai người Vũ Hán đi trên đường phố vắng lặng ngày 27/1/2020. Ảnh Getty Images

Cần nhắc lại rằng, từ ngày 23/1, Vũ Hán và 11 triệu người dân nơi đây đã bị khép vào vòng kiềm tỏa, cách ly hết sức nghiêm ngặt, và những ngày sau đó hơn 40 triệu dân ở các khu vực còn lại của tỉnh Hồ Bắc cũng bước vào giai đoạn “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Các địa phương khác của Trung Quốc cũng đồng loạt thực thi các biện pháp cứng rắn, nhằm hạn chế các cuộc tụ tập đông người nơi công cộng, giảm thiểu sự tiếp xúc xã hội vốn là yếu tố tăng nguy cơ bùng phát dịch.

Theo thông tin từ NHC, Trung Quốc ngày 19/3 ghi nhận thêm 8 trường hợp tử vong, tất cả đều tại tỉnh Hồ Bắc, nâng số ca tử vong trên toàn quốc lên 3.245. Như vậy, hiện tại tại nước này ghi nhận gần 81.000 ca nhiễm, song chỉ còn 7.263 người vẫn tiếp tục cần điều trị.

CNN dẫn số liệu cập nhật ngày 20/3 của Đại học Johns Hopkins cho biết, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới là 244.500, trong đó ít nhất 10.000 trường hợp tử vong. Số ca tử vong tại Italy tính đến hết ngày 19/3 là 3.405, cao hơn tại Trung Quốc.

Ròng rã nhiều ngày vật lộn với bệnh dịch, tin vui chỉ gõ cửa Trung Quốc khi hôm 10/3, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thân chinh thị sát Vũ Hán lần đầu tiên kể từ khi dịch nổ ra, tuyên bố tại đây rằng sự lây lan dịch Covid-19 “về cơ bản đã được kiềm chế”. Cùng ngày, giới chức Hồ Bắc bắt đầu dỡ “cấm vận”, cho phép người dân được đi lại trong phạm vi tỉnh này, ngoại trừ Vũ Hán.

Cuộc sống dần trở lại nhịp độ thông thường ở một số khu vực của Trung Quốc. Ản:h AFP
Cuộc sống dần trở lại nhịp độ thông thường ở một số khu vực của Trung Quốc. Ảnh: AFP

Đến hôm 18/3 vừa rồi, dù Vũ Hán vẫn là cái tên nằm trong vòng loại trừ, song các cơ quan chức năng Hồ Bắc đã có động thái nới lỏng đáng kể, thông báo rằng họ sẽ phần nào mở các chốt chặn, cho phép những người khỏe mạnh từ các khu vực có nguy cơ lây nhiễm thấp rời khỏi địa phận của tỉnh nếu họ có việc làm hoặc cư trú ở những nơi khác.

Cuộc sống đang dần trở lại bình thường ở những địa phương khác của Trung Quốc, người dân dần quay lại làm việc, nhà máy mở cửa tiếp tục hoạt động, và trường học ở một số khu vực đã và đang sẵn sàng chào đón học sinh trở lại hoàn tất năm học bị gián đoạn do dịch.

Đợt sóng thứ hai

Nhưng như đã đề cập, không vội vui mừng hay chủ quan là điều mà Trung Quốc chắc chắn phải ghi nhớ, bởi hiện trung bình 20.000 người có mặt trên những chuyến bay tới nước này mỗi ngày, đặt ra mối quan ngại về khả năng xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai mà nguyên nhân là sự tràn vào ồ ạt các ca nhiễm từ nước ngoài.

Trung Quốc đã vài ngày liền không có ca nhiễm mới trong nước. Ảnh: AFP
Trung Quốc đã vài ngày liền không có ca nhiễm mới trong nước. Ảnh: AFP

Bắc Kinh và các khu vực khác hiện yêu cầu hầu hết các chuyến bay quốc tế phải thực hiện nghiêm quy định cách ly 14 ngày tại các khách sạn được trưng dụng làm nơi cách ly. Cơ quan hàng không dân sự Trung Quốc hôm 19/3 cho biết, sẽ hạn chế số hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến nước này, và nói rằng các hãng hàng không cần phải nộp lịch bay lên cơ quan này phê chuẩn trước khi áp dụng.

Hàng nghìn chuyến bay chở khách hiện đã bị hủy bỏ trên phạm vi toàn thế giới, do nhiều hãng buộc phải hủy tuyến trước hàng loạt quy định hạn chế đi lại cũng như nhu cầu của hành khách sụt giảm.

Có lẽ nhằm giảm tải cho thành phố thủ đô, Cơ quan quản lý hàng không dân sự của Trung Quốc còn tuyên bố thêm, một số chuyến bay quốc tế tới Bắc Kinh sẽ được chuyển hướng tới các thành phố khác, tại đó hành khách sẽ được kiểm tra y tế và làm thủ tục khai báo hải quan, rồi mới tiếp tục bay trở lại Bắc Kinh.

Hơn 10.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới do Covid-19. Ảnh minh họa: AFP
Hơn 10.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới do Covid-19. Ảnh minh họa: AFP

NHC cùng ngày cũng thông tin, Trung Quốc có thêm 34 ca nhiễm mới đều là những người đến từ các quốc gia khác. Đây là mức tăng số ca bệnh “nhập khẩu” lớn nhất trong 2 tuần lễ vừa qua, nâng tổng số ca thuộc diện này ở Trung Quốc lên 189.

Trước tình trạng này, tại cuộc họp ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vào giữa tuần, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phải thận trọng cảnh báo: “Chúng ta không bao giờ cho phép chiều hướng tích cực liên tiếp và khó khăn lắm mới đạt được này bị đảo ngược".

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.