Clip người dân kích cá chép ở sông Lam đoạn qua đê Hưng Hòa. Nguồn: Otofun NA
|
Theo quan niệm của người Việt, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tình hình gia đình trong 1 năm qua. Thế nên, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân lại đến các điểm ao, hồ, sông để thả cá chép. Ảnh: Thành Cường |
|
Những con cá chép được người dân thả ra mang theo mong muốn, cầu chúc bình an cho gia đình, là nét đẹp trong văn hóa của Việt Nam. Ảnh: Thành Cường |
|
Tuy nhiên, đáng buồn là sau khi người dân phóng sinh cá chép, ngay lập tức có không ít người chờ sẵn để bắt cá lại. Ảnh: Thành Cường |
|
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng này. Ở cầu Cửa Tiền, vài năm trở lại đây đều xuất hiện những người đứng chờ sẵn, chỉ cần có người thả cá là dùng kích điện, vợt, lồng bát quái... bắt cá lại ngay trước mắt người dân. Ảnh: Thành Cường |
|
Mặc dù lồng bát quái, kích điện đã bị cấm sử dụng nhưng người đàn ông này vẫn dùng để bắt lại những con chép mà người dân vừa thả ra. Ảnh: Thành Cường |
|
Rất nhiều cá chép bị bắt lại rồi tiếp tục được mang đi bán cho người dân phóng sinh. Ảnh: Thành Cường |
|
Một người dân sau khi thả cá cố gắng dùng chậu khoát nước cho cá bơi đi xa, hy vọng tránh được những chiếc lưới, lồng bát quái được giăng gần đó. Ảnh: Thành Cường |
|
Người dân cứ thả còn bên kia là "đội quân đánh bắt" cứ bắt cá lại trước sự bất lực của người dân. Ảnh: Thành Cường |
|
Không chỉ ở cầu Cửa Tiền, đoạn 2 bên sông Lam cũng diễn ra cảnh tương tự. Hễ cứ có người đến thả cá là sẽ có người chèo thuyền bắt lại. Ảnh: Chu Thanh |