Các công ty Mỹ ở Trung Quốc đang gặp hạn?

vn.sputniknews.com 23/09/2018 21:15

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lệnh áp thuế 10% với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. Biểu thuế này sẽ có hiệu lực vào ngày 24 tháng 9. Đồng thời, không loại trừ khả năng sẽ tăng thuế lên 25% từ năm sau.

Quốc kỳ Trung Quốc và Mỹ.

Lần này, ban hành mức thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc giá trị 200 tỷ USD, Trump nhấn mạnh rằng nếu Trung Quốc thực hiện bất kỳ động thái đáp trả, Mỹ sẽ chẳng ngại gì để đánh thuế với phần còn lại của hàng xuất khẩu Trung Quốc - 268 tỷ USD. Như đang thấy, cuộc chiến thương mại này là nghiêm trọng và dài lâu.

Trung Quốc không thể không phản ứng, cũng tuyên bố ý định áp thuế 10% với hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD, và cũng kể từ ngày 24 tháng 9. Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ bị buộc phải thực hiện biện pháp đối phó đồng bộ để bảo vệ lợi ích hợp pháp và quyền tự do thương mại quốc tế của nước mình.

Chuyện không phải là về biện pháp đồng bộ, mà là biện pháp không đối xứng. Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không thể cạnh tranh về mức thuế quan: mất cân bằng thương mại 375 tỷ USD không thể tránh đâu cả. Trước đây Bắc Kinh tuyên bố có thể thông qua biện pháp tác động chất lượng. Đó trước hết có thể là mức thuế lớn, mặc dù theo tổng số lượng hàng hóa nhỏ hơn. Thứ hai, có thể là một loạt các rào cản hành chính khác nhau đối với các công ty Mỹ. Đại diện Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung The US-China Business Council mới đây tuyên bố rằng phía Trung Quốc có thể gây phức tạp trong khâu cấp giấy phép cho các công ty Mỹ trước khi ổn định tình hình trong liên hệ kinh tế giữa hai nước. Tuyên bố này đưa ra dẫn nguồn từ các quan chức ẩn danh của Trung Quốc, những người dường như đã đe gây khó cho doanh nghiệp Mỹ. Chính thức mà nói thì hiện chưa có gì xác nhận đe dọa này. Dù vậy các tập đoàn Mỹ vẫn quan ngại.

Vấn đề là ở chỗ, theo dữ liệu của FactSet Research Systems Inc., Trung Quốc năm ngoái chiếm thị phần thế giới với 19% doanh thu của Apple, 24% - Intel, 65% - Qualcomm, 20% - của Starbucks. Chính quyền Trung Quốc hiện thời rất cẩn thận cho thấy rằng thành công của các công ty phụ thuộc phần lớn vào họ. Vào thời điểm chót họ từ chối cấp phép mở chi nhánh Facebook, viện lý do kê khai thủ tục không đúng. Hoặc là đình chỉ việc mua lại công ty Qualcomm NXP, bằng động tác đó đưa ra khoản phạt đầu tiên là 2 tỷ USD. Như vậy, tất nhiên, chính quyền sở tại có những đòn bẩy hành chính ảnh hưởng đến doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc.

Đặc biệt nhạy cảm với hành động của chính quyền Trung Quốc hóa ra là các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Trong năm ngoái Mỹ cung cấp đến Trung Quốc dịch vụ 58 tỷ USD mà chỉ nhận được dịch vụ đổi lại với mức 18 tỷ. Dư thừa - 40 tỷ. Theo dữ liệu của Văn phòng Phân tích kinh tế Hoa Kỳ, hơn phân nửa số tiền này rơi vào dịch vụ giáo dục và du lịch. Trong lĩnh vực du lịch, chính quyền Trung Quốc có thể gây khó đáng kể cho đời sống của nước Mỹ. Đã từng có tiền lệ như vậy rồi. Chẳng hạn, sau khi Seoul quyết định cho bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc, truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch rầm rộ chống Nam Hàn, khiến cho số lượng du khách từ Trung Quốc sang Hàn Quốc giảm sút đến 60-70%.

Nhưng chính yếu nhất, như chuyên gia Chen Fengying của Viện Kinh tế Thế giới thuộc Học viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, «cuộc chiến thương mại giáng đòn vào các công ty Mỹ hoạt động ở nội địa Hoa Kỳ và giáng đòn cả vào những người tiêu dùng bình thường. Bởi bảng thuế mà Hoa Kỳ áp đặt sẽ vi phạm tất cả chuỗi cung ứng toàn cầu".

"Tác động sẽ rất lớn, cả ở Trung Quốc và với chính nước Mỹ. Hàng hóa trong bảng thuế trị giá 200 tỷ USD chủ yếu là sản phẩm thâm dụng lao động. Mà chẳng lẽ Mỹ sẽ không cảm thấy hệ quả với chính mình hay sao? Thứ nhất, đối với người tiêu dùng, mức giá của các hàng hóa đó sẽ tăng rõ rệt. Với Trung Quốc, tất nhiên, đây cũng là điều nhạy cảm, nhưng không chỉ riêng đối với Trung Quốc, mà là cho cả thế giới. Chuyện không phải ở quy mô 50 tỷ USD như đã nói trước đây, mà là về 200 tỷ. Sẽ động chạm đến lợi ích của các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Điều này thậm chí còn nhạy cảm về mặt tâm lý, bởi xưa nay chưa bao giờ có mức thuế với tổng lượng hàng hóa như vậy".

Quả thật, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ràng buộc với nhau đến mức cả hai đều song hành chịu thiệt hại do cuộc chiến thương mại. Ví dụ, trong nỗ lực trừng phạt các nhà máy Trung Quốc, Trump cũng đánh vào các công ty công nghệ của nước mình. Apple hiện đang không biết phải làm gì với việc tăng chi phí sản xuất tai nghe, pin sạc và Apple watch. Và mặc dù Trump có thể đáp rằng, hãy chuyển dây chuyển sản xuất về quê hương, nhưng các doanh nghiệp đều có lý do phản đối. Theo tính toán của Intel, việc di chuyển khỏi Trung Quốc thậm chí động tác đóng gói của một công ty cũng tốn chừng 650-875 triệu USD.

Chính bản thân Trung Quốc cũng đau đớn khi Bắc Kinh phải ra đòn trong trận tỷ thí thương mại này.

"Bởi với mỗi vòng trừng phạt mới, vốn hóa của các công ty nội địa đều sụt giảm. Trong khi đó mối lo ngại của các nhà đầu tư gia tăng, dẫn đến dòng chảy tư bản thoát vốn ra khỏi đất nước và hệ quả tiếp theo là lao dốc tỷ giá đồng bản tệ. Dù sao chăng nữa, chẳng bên nào muốn nhường lui mà quyết chống chọi giao tranh lâu dài", - chuyên gia Chen Fengying nói.

"Hoa Kỳ đang cầm dao đằng lưỡi. Chắc là Mỹ đang chờ đợi đến lúc chúng tôi đầu hàng. Còn chúng tôi thì chờ Mỹ đạt đến bước ngoặt. Tất nhiên, cần thương lượng, cần nhân nhượng thỏa hiệp. Nhưng đó phải là sự thỏa hiệp nhân nhượng lẫn nhau, chứ không phải là nhượng bộ một phía. Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc lớn nhất. Không ai nhường ai. Thậm chí cả Mexico và Canada cũng không chịu tuân thủ, chứ nói gì đến Trung Quốc. Áp lực, sức ép không giúp mang lại kết quả. Có thể phát sinh tình huống đặc biệt nào đó, ví dụ, những vấn đề bất ngờ trong nền kinh tế Mỹ, buộc Hoa Kỳ ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng ngay cả khi xảy ra điều này thì chắc cũng không phải là trong tương lai gần".

Mới nhất

x
Các công ty Mỹ ở Trung Quốc đang gặp hạn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO