Các đại cử tri Mỹ chịu sức ép chưa từng có trước giờ bỏ phiếu bầu tổng thống

Trước thềm cuộc bỏ phiếu chính thức vào hôm nay 19/12 để bầu ra tổng thống tiếp theo, các đại cử tri đặc biệt ở các bang của đảng Cộng hòa Mỹ đối mặt với sức ép chưa từng có để khẳng định chiến thắng của tỷ phú New York Donald Trump.

Hai hòm phiếu đại cử tri được đưa tới Quốc hội Mỹ để chuẩn bị cho quá trình kiểm đếm cuối cùng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. (Ảnh minh họa: Getty)
Hai hòm phiếu đại cử tri được đưa tới Quốc hội Mỹ để chuẩn bị cho quá trình kiểm đếm cuối cùng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. (Ảnh minh họa: Getty)

Hôm nay 19/12, 538 đại cử tri trên toàn nước Mỹ sẽ bỏ phiếu chính thức bầu ra tổng thống thứ 45, kế nhiệm Tổng thống Barack Obama. Cuộc bỏ phiếu này năm nay được đặc biệt chú ý bởi tỷ phú New York Donald Trump tuy ít phiếu phổ thông hơn đối thủ Dân chủ Hillary Clinton nhưng vẫn đắc cử nhờ hứa hẹn giành được 306 phiếu đại cử tri.

Chiến thắng bất ngờ của ông Trump sau cuộc bầu cử ngày 8/11 tuy nhiên đã tạo ra sức ép chưa từng có với các đại cử tri Cộng hòa. TheoNew York Daily, đại cử tri Cộng hòa trên khắp nước Mỹ đã phải đối mặt với hàng loạt cuộc biểu tình và hàng nghìn cuộc gọi quấy rối hay thậm chí những lời đe dọa ám sát nếu không thay đổi lá phiếu vào ngày 19/12. Một số đại cử tri thậm chí đã phải cần đến sự bảo vệ của lực lượng cảnh sát.

"Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng ra người ta có thể quấy rối theo kiểu này. Tôi đã bị xao nhãng rất nhiều việc", Jim Rhoades, một đại cử tri Cộng hòa ở bang Michigan chia sẻ với Telegraph.

Kay Kellogg Katz, một đại cử tri bang Louisiana, cho biết với báoShreveport Times, bà đã nhận khoảng 40.000 email kể ngày bầu cử 8/11 và chủ yếu là kêu gọi bà bỏ phiếu cho ứng viên Dân chủ Hillary Clinton, hay ứng viên Cộng hòa John Kasich, hoặc thậm chí bỏ phiếu trắng.

Tại Pennsylvania, tình hình thậm chí nghiêm trọng hơn, khoảng 20 đại cử tri được cho là đã cần đến sự bảo vệ của các sĩ quan cảnh sát mặc thường phục. Mary Barket, đại cử tri Pennsylvania, cho biết các hòm thư của bà thời gian gần đây luôn trong tình trạng đầy ắp tin nhắn đề nghị không bỏ phiếu cho Tổng thống đắc cử Trump. Bà Barket cho biết bà cảm thấy lo ngại ảnh hưởng của sự việc này đến gia đình mình. Tuy nhiên, giống hầu hết đại cử tri, bà Barket cho biết những điều này sẽ không làm thay đổi quyết định bỏ phiếu cho ai của bà.

Hãng tin AP đã phỏng vấn 330 trong tổng số 538 đại cử tri và kết quả cho thấy chỉ duy nhất 1 đại cử tri Cộng hòa tuyên bố không bỏ phiếu cho ông Trump như đã cam kết. Trong khi đó, một giáo sư luật của Đại học Harvard cuối tuần trước nói rằng ít nhất 20 đại cử tri Cộng hòa đã liên hệ với ông và sẵn sàng quay lưng với Tổng thống đắc cử Trump.

Theo giới chuyên gia, khả năng các đại cử tri không ủng hộ tổng thống đắc cử có tập hợp để thay đổi kết quả bầu cử tổng thống vào phút chót ở Mỹ gần như là không thể.

Theo Dân trí

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.