Các dòng họ ở Nghệ An đảm bảo '5K' trong ngày Rằm tháng Giêng

Huy Thư - Công Kiên

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - “Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng”. Năm nay, trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc tổ chức lễ tế tổ đầu Xuân của các dòng họ trong tỉnh có nhiều thay đổi.

Giảm quy mô tổ chức, hạn chế tập trung đông người

Họ Nguyễn Tất là dòng họ lớn ở huyện Đô Lương. Năm nay, lễ tế tổ đầu Xuân Nhâm Dần diễn ra trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Để đảm bảo thực hiện tốt việc cúng tế truyền thống cũng như công tác phòng, chống dịch, Hội đồng gia tộc họ Nguyễn Tất đã đưa ra một số quy định mới.

Quang cảnh sáng ngày Rằm tại nhà thờ họ Thái xã Vĩnh Thành (Yên Thành)
Quang cảnh sáng ngày Rằm tại nhà thờ họ Thái xã Vĩnh Thành (Yên Thành). Ảnh: Xuân Tùng

Theo đó, khi đi thắp hương tại nghĩa trang, cũng như đến thắp hương tại nhà thờ, mọi người phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tập trung đông người.

Dự lễ tại nhà thờ, con cháu phải rửa tay sát khuẩn, dâng hương tuần tự theo sự hướng dẫn của Ban tổ chức. Việc thu dọn cỗ lễ trên bàn thờ cũng phải thực hiện từng bước giãn cách, khuyến khích con, cháu mang cỗ lễ về nhà, không tập trung ăn uống. Hoạt động trao quà khuyến học cho con, cháu đạt thành tích cao trong học tập giản lược một số nội dung.

Anh Nguyễn Tất Dũng - thành viên Hội đồng gia tộc họ Nguyễn Tất cho biết: Trước Rằm nhiều ngày, họ tộc đã thông báo cụ thể để con em trong họ nắm rõ, thực hiện tốt các quy định, nhằm tổ chức lễ tế tổ trọn vẹn, đảm bảo công tác phòng dịch.

Không gian yên tĩnh trong ngày Rằm tháng giêng ở nhà thờ họ Nguyễn xã Thanh An (Thanh Chương)
Không gian yên tĩnh trong ngày Rằm tháng Giêng ở nhà thờ họ Nguyễn xã Thanh An (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư

Với dòng họ Trần Đình ở xã Võ Liệt (Thanh Chương), lễ tế tổ đầu Xuân năm nay là một lễ tế tổ đặc biệt. Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Thanh Chương “Việc tế tổ đầu Xuân Rằm tháng Giêng, hội đồng gia tộc đại diện làm lễ, chỉ cử đại diện về nhà thờ dâng cúng lễ vật, không tổ chức ăn uống tập trung tại các nhà thờ họ. Quá trình tổ chức  lễ tại nhà thờ họ cần thực hiện tốt khuyến cáo "5K" để phòng chống dịch”, Hội đồng gia tộc họ Trần Đình đã thống nhất tổ chức lễ tế tổ quy mô nhỏ gọn, hạn chế tập trung đông người.

Theo đó, con cháu trong họ không phải đóng góp kinh phí như mọi năm, mà chỉ trích một ít quỹ họ mua sắm lễ vật để cúng tế. Tuy vẫn tổ chức 2 lễ cúng (lễ yết cáo vào đêm 14 và lễ đại tế vào sáng ngày Rằm), nhưng không tập trung đông con cháu trong họ.

Ông Trần Đình Hải (70 tuổi) - tộc trưởng họ Trần Đình ở thôn Hà Lương, xã Võ Liệt cho biết: Thực hiện chủ trương phòng chống dịch của huyện, năm nay, họ chúng tôi tổ chức lễ tế tổ đơn giản hơn các năm. Tuy vẫn tổ chức cúng tế theo truyền thống, nhưng không tập trung con cháu ăn uống đông người tại nhà thờ.

Bàn thờ tổ ngày Rằm tháng Giêng tại từ đường họ Trần xã Võ Liệt  Ảnh: Huy Thư
Bàn thờ tổ ngày Rằm tháng Giêng tại từ đường họ Trần xã Võ Liệt. Ảnh: Huy Thư

Không chỉ ở Đô Lương, Thanh Chương… mà năm nay, nhiều vùng quê khác ở Nghệ An như Anh Sơn, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc… các dòng họ cũng tổ chức Tết Thượng nguyên - Rằm tháng Giêng với quy mô gọn nhẹ, không tập trung đông người.

Để phù hợp với hoàn cảnh mới, việc đón Rằm, làm Rằm từ khâu chuẩn bị, tảo mộ, trang trí từ đường, cúng bái, dọn cỗ… cũng có nhiều thay đổi theo hướng “tránh tiếp xúc đông người” để bảo đảm phòng dịch.

Lễ tế tổ đầu Xuân tại nhà thờ họ Trần xã Thanh Hưng (Thanh Chương). Video: Huy Thư

Giỗ tổ Rằm tháng Giêng năm nay cũng là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên địa bàn Diễn Châu, có 13/37 xã có di dịch ở cấp độ 4. Nhiều dòng họ đã chủ động rút gọn quy mô tế lễ và hạn chế người tham gia.

Ông Nguyễn Văn Vinh - Tộc trưởng họ Nguyễn ở xã Diễn Ngọc cho biết: “Vào Rằm tháng Giêng, con cháu ở các xã, phường lân cận thường tập trung về rất đông đủ. Nhưng năm nay, dịch Covid-19 phức tạp, địa phương nằm trong cấp độ 4 nên Hội đồng gia tộc quyết định không làm cỗ mặn, chỉ dâng hương tổ tiên với lễ vật là hương hoa, bánh trái”.

Còn họ Trần Văn ở xã Diễn Bích vừa hoàn thành nhà thờ đại tôn với tổng kinh phí 5 tỷ đồng, con cháu rất phấn khởi, dự định lễ tế tổ vào Tết Nguyên tiêu năm nay sẽ tổ chức quy mô lớn. “Vẫn biết “cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng” nhưng dịch bệnh phức tạp, tôi động viên con cháu ở xa không nên về. Ở gần thì chỉ đến đại diện mỗi gia đình một người làm lễ rồi liên hoan nhanh gọn chứ không tổ chức linh đình, kéo dài tới 2 ngày như trước” - ông Trần Văn Thành - thành viên Hội đồng gia tộc nói.

Mâm cỗ xôi gà cúng Rằm tại nhà thờ họ Thái xã Vĩnh Thành (Yên Thành)
Mâm cỗ xôi gà cúng Rằm tại nhà thờ họ Thái xã Vĩnh Thành (Yên Thành). Ảnh: Xuân Tùng

Gìn giữ truyền thống trong điều kiện dịch bệnh

Có thể nói, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đón Rằm, cúng Rằm tháng Giêng năm nay không nhộn nhịp, tưng bừng như những năm trước. Việc tổ chức thiết lễ, góp tiền cùng biện lễ hoặc phân chia các chi họ, các gia đình tự bàn soạn mâm cỗ vẫn diễn ra, nhưng không rầm rộ, náo nức như mọi năm.

Tuy có giản lược “phần hội”, nhưng “phần lễ” vẫn diễn ra trang trọng, đặc biệt là lễ đại tế sáng ngày Rằm với đủ các nghi thức truyền thống, như dâng hương, dâng rượu, bái lạy, đọc văn tế… trong những màn trống tế trang nghiêm.

Trang trọng nghi thức tế tổ ngày Rằm
Trang trọng nghi thức tế tổ ngày Rằm. Ảnh: Huy Thư

Do điều kiện dịch bệnh, con cháu ở gần có thể không được tụ tập đông vui, con cháu ở xa không về được, nhưng mọi người vẫn thành tâm hướng về tổ tiên, cội nguồn dòng tộc bằng tình cảm chân thành nhất. 

Đội nhạc tế tại nhà thờ họ Thái Vĩnh Thành (Yên Thành)
Mọi người thực hiện các biện pháp phòng dịch  khi tham gia lễ tế tổ. Ảnh: Xuân Tùng

Ông Trần Đình Thơ - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương cho biết: Từ ngày 14/2, xã Thanh Giang là địa phương có dịch cấp độ 4, theo Nghị quyết 128 của Chính phủ phải ngừng các hoạt động tập trung đông người. Riêng việc tế tổ Rằm tháng Giêng, các dòng họ tổ chức gọn nhẹ, không tập trung con cháu để tế lễ, chỉ thành viên Hội đồng gia tộc sắm lễ và thắp hương.

Đánh trống tế tại nhà thờ họ Thái xã Vĩnh Thành (Yên Thành). Video: Xuân Tùng

Rằm tháng Giêng - Tết Thượng nguyên là ngày để mọi người hướng về cội nguồn, tổ tiên dòng tộc với tình cảm thiêng liêng. Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc chuẩn bị làm Rằm, cúng Rằm của người dân các địa phương trong tỉnh đã phải thay đổi ít nhiều, về quy mô, cách thức để phù hợp với tình hình mới, vừa bảo đảm tính trang nghiêm, vừa góp phần phòng chống dịch./.

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.