Các giải pháp chống lụt của một số quốc gia trên thế giới

(Baonghean.vn) - Để hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra, nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, Anh, hay các nước láng giềng Malaysia, Singapore đã có những giải pháp tuyệt vời để chống lũ.

1. Đường hầm "2 trong 1' ở Malaysia

Đường hầm SMART Tunnel ở Kuala Lumpur. Ảnh: Amusing Planet.
Đường hầm SMART Tunnel ở Kuala Lumpur. Ảnh: Amusing Planet.

Thủ đô Kuala Lumpur ở gần với nơi hợp lưu của 2 dòng sông lớn tại Malaysia do vậy hàng năm, những người dân đô thị hiện đại hàng đầu Đông Nam Á này cũng phải kêu trời vì lụt.

Tuy nhiên, một trong những hình thức sáng tạo đặc biệt đã được đưa vào hoạt động tại đô thị này là xây dựng một đường hầm "2 trong 1", vừa dùng để thoát lũ và phục vụ giao thông.

Trong điều kiện thời tiết thường ngày, đường hầm sẽ được hoạt động như hầm đường bộ thông thường cho phương tiện qua lại. Nhưng, khi nước sông dâng cao tràn vào, nó sẽ được biến thành một kênh thoát nước khẩn cấp ngay ở dưới những con đường, giúp cho những con đường phía trên không bị ngập.

2. Xây kè chắn biển ở Hà Lan

Dự án Delta Works ở Hà Lan bao gồm 13 con đê với tổng chiều dài gần 16.500 km. Ảnh: Medias.
Dự án Delta Works ở Hà Lan bao gồm 13 con đê với tổng chiều dài gần 16.500 km. Ảnh: Medias.

Delta Works là dự án đồ sộ bao gồm một loạt công trình chống ngập lụt được xây dựng sau trận lụt lịch sử từ Biển Bắc tràn vào bờ biển Hà Lan năm 1953, theo Water-technology.net. Trận lụt này làm ngập 9% diện tích đất nông nghiệp ở Hà Lan và cướp đi mạng sống của 8.361 người.

13 con đê với chiều dài 16.496 km kèm theo khoảng 300 rào chắn sóng, kênh thoát nước, cửa cống, kè ngăn nước và đất bồi, ra đời trong dự án Delta Works, giúp giảm chiều dài đường bờ biển, bảo vệ các khu vực trực thuộc và bao quanh đồng bằng châu thổ sông Rhine - Meuse - Scheldt ở phía tây nam Hà Lan trước những trận lụt từ Biển Bắc.

3. Công trình chống ngập dưới lòng đất ở Nhật Bản

Hệ thống cống khổng lồ dưới lòng thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Weibo.
Hệ thống cống khổng lồ dưới lòng thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Weibo.

Mạng lưới cống ngầm Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel là hệ thống thoát lũ dưới lòng đất lớn nhất thế giới, nằm ở độ sâu 50 m bên dưới một sân bóng đá và công viên trượt băng ở ngoại ô Tokyo, Nhật Bản.

Hệ thống bao gồm 5 giếng đứng bê tông, mỗi giếng cao 65 m và rộng 32 m, nối liền với 6,4 km đường hầm và một tháp điều áp khổng lồ được mệnh danh là "Ngôi đền dưới lòng đất", dài 177m, rộng 78 m và cao 25,4 m.

Nước lũ đổ từ 4 con sông lớn vào Tokyo được dẫn xuống lòng đất, chảy qua đường hầm trước khi đổ vào sông Edo. Các máy bơm của hệ thống có thể hút 200 tấn nước (tương đương một bể bơi 25 m) xuống sông Edo mỗi giây.

4. Công trình hồ chứa nước quy mô lớn ở Singapore
Toàn cảnh đập và hồ trữ nước Marina ở Singapore. Ảnh: Flickr.
Toàn cảnh đập và hồ trữ nước Marina ở Singapore. Ảnh: Flickr.

Thay vì sử dụng các biện pháp rắc rối, Singapore đã triển khai xây dựng các hồ dự trữ nước trên khắp đất nước để vừa có thể chống lụt, chống nước dâng, vừa có nguồn nước ngọt cho những người dân. 17 hồ chứa nước tại Singapore đang chứng tỏ hiệu suất làm việc chống lụt rõ rệt của nó.

Đáng kể nhất trong các công trình chống ngập tại Singapore cần kể tới hồ chứa và đập chắn nước Marina. Công trình hồ chứa nước Marina có tổng chi phí lên tới 135 triệu USD và là hồ chứa nước lớn nhất tại Singapore. Với hệ thống đê chắn, nó không những giúp phòng nước biển xâm nhập, làm hồ chứa nước khi ngập diễn ra mà còn giúp dự trữ nước biển cho toàn đô thị.

5. Công trình chống ngập Thames Barrie ở Anh
Đập Thames Barrier. Ảnh: Getty
Đập Thames Barrier. Ảnh: Getty

Công trình chống ngập Thames Barrier bao gồm một đập chắn được xây dựng trên sông Thames. Con đập này dài tổng cộng 520m, vắt ngang sông Thames ở đoạn Woolwich, phía Đông thủ đô London. Thames Barrier gồm 10 phần, mỗi phần dài 60m, cao gần 15m. Trên mỗi phần đều có cổng thép, có thể xoay ngang hoặc xoay dọc.

Bình thường, các cổng thép này sẽ được mở để nước sông tự do lưu thông cũng như cho phép tàu thuyền qua lại. Trong trường hợp cần thiết, các cổng này sẽ được đóng lại, tạo ra chỗ trũng hay còn gọi là một “hồ chứa” để nước sông Thames chảy vào, tránh nước sông dâng cao tràn bờ gây ra lũ lụt.  Phải mất 75-90 phút để đóng những cánh cổng này, bắt đầu từ các cổng ở hai bên, các cổng ở giữa sẽ đóng cuối cùng.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.