Các nước trên thế giới kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 như thế nào?

01/05/2017 07:43

(Baonghean.vn) - Cùng tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 nhưng mỗi nước trên thế giới lại có những cách thức mít tinh khác biệt.

Đại hội thành lập Quốc tế II do Ph.Ăng-ghen lãnh đạo họp ngày 14-7-1889, Đại biểu của giai cấp công nhân thông qua Nghị quyết lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày đoàn kết đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới. Thực hiện Nghị quyết trên, năm 1890 lần đầu tiên ngày Quốc tế lao động 1-5 được tổ chức trên quy mô thế giới.
Sau những cuộc đấu tranh mạnh mẽ của công nhân Mỹ và công nhân các nước châu Âu với khẩu hiệu ngày làm việc 8 giờ, tại Đại hội thành lập Quốc tế II do Ph.Ăng-ghen lãnh đạo họp ngày 14/7/1889, Đại biểu của giai cấp công nhân thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đoàn kết đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới. Thực hiện Nghị quyết trên, năm 1890 lần đầu tiên ngày Quốc tế lao động 1/5 được tổ chức trên quy mô thế giới.

1. Mỹ

Là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh ngày làm 8 giờ lớn mạnh nhất trong lịch sử đấu tranh của giai cấp vô sản đưa đến sự ra đời của ngày Quốc tế Lao động 1/5, người Mỹ hiện nay vẫn tổ chức lễ mít tinh vào ngày này. Hằng năm cứ vào ngày 1/5, hợp đồng mới giữa chủ và công nhân lại được ký kết trên các doanh nghiệp , công ty, nhà máy ở Mỹ. Cùng với đó, người dân trên toàn nước Mỹ thường tổ chức diễu hành quy mô lớn.

2. Nga

Ở Nga, từ năm 1992, ngày Quốc tế Lao động 1/5 được gọi là Ngày lễ Lao Động và Mùa Xuân. Ngày này, trên toàn nước Nga luôn diễn ra các hoạt động quần chúng sôi nổi. Các cuộc diễu hành hoành tráng do Đảng Cộng sản Liên bang Nga tổ chức tại Quảng trường Cách mạng Tháng Mười ở Thủ đô Moskva thường có hàng chục ngàn người tham gia.

Người dân Nga biểu tình trên các đường phố lớn ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Người dân Nga biểu tình trên các đường phố lớn ngày Quốc tế Lao động 1/5.

3. Pháp

Ngày 1/5/1891, một cuộc biểu tình lớn của công nhân đã xảy ra ở vùng Fourmies, miền Bắc nước Pháp. Để dẹp loạn, binh lính quốc gia đã xả súng và bắn chết 10 người trong đó có một cô gái tên là Marie Blindeau, mang trên mình bộ quần áo trắng tinh khiết. Để tưởng nhớ sự kiện này người Pháp đã lấy hoa linh lan - một loài hoa nhỏ có màu trắng, hương thơm dịu nhẹ, nở vào ngày đầu tiên của tháng Năm làm biểu tượng, linh hồn của ngày 1/5.

4. Đức

Người Đức kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động vào 1/5 như nhiều nước trên thế giới. Tất cả công nhân, người lao động đều được nghỉ trong dịp này. Theo truyền thống, mọi người thường cài một bông hoa cẩm chướng đỏ trên ve áo. Thói quen này bắt nguồn từ cuộc biểu tình ngày 1/5/1890 khi những người tham gia đoàn diễu hành tại Đức đã dùng hoa cẩm chướng đỏ làm dấu hiệu để nhận ra nhau.

Người dân Đức lấy hoa cẩm chướng làm biểu tượng cho ngày 1/5.
Người dân Đức lấy hoa cẩm chướng làm biểu tượng cho ngày 1/5.

5. Hà Lan

Vào ngày 1/5, người dân ở bang Fribourg, một bang nhỏ của Hà lan lại tổ chức ca hát, chia bánh kẹo và thưởng tiền lẻ cho trẻ với quan niệm đó là ngày đầu tiên của mùa xuân nên làm như vậy sẽ đem lại may mắn cho cả năm. Thông thường, người Hà Lan vẫn làm việc vào 1/5, chỉ một số công ty và tổ chức nước ngoài cho phép nhân viên được nghỉ.

6. Australia

Tại Australia, ngày Quốc tế Lao động không chỉ diễn ra vào đúng ngày 1/5 mà có sự khác biệt giữa các vùng miền. Vào ngày “May day”, chỉ một số nghiệp đoàn của Đảng Xã hội và Cộng sản tổ chức kỷ niệm trọng thể cho công nhân và người lao động. Còn ở miền Tây nước này, người dân lại lấy ngày 4/3 để nghỉ ngơi, vui chơi. Vùng Queensland và miền Bắc lại chọn ngày 6/5 hay thủ phủ Canberra, thành phố lớn Sydney và miền nam Australia thì lấy ngày 7/10 là ngày người lao động được nghỉ ngơi, thư giãn.

7. Canada

Người dân Quebec tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động vào ngày 29/4 hằng năm. Hàng ngàn người tuần hành trên đại lộ Viau, sau đó đổ về công viên Maisonneuve nghe đọc diễn văn và xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật.

8. Nhật Bản

Nhật Bản không kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của tháng 5, mọi người đều được nghỉ làm và tổ chức các lễ hội để bảo tồn truyền thống văn hóa và vui chơi, thư giãn.

Người dân Nhật Bản không nghỉ lễ ngày Quốc tế Lao động nhưng thường có kì nghỉ 1 tuần để tổ chức lễ hội
Người dân Nhật Bản không nghỉ lễ ngày Quốc tế Lao động nhưng thường có kỳ nghỉ 1 tuần để tổ chức lễ hội

9. Indonesia

Bắt đầu từ năm 2014, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ở Indonesia mới được công nhận là ngày nghỉ lễ quốc gia. Tại thủ đô Jakatar, Liên đoàn Liên minh Lao động Indonesia (KPSI) - một trong những tổ chức lớn nhất của người lao động ở quốc đảo này tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành và biểu tình với sự tham gia của hơn 120.000 công nhân, 10.000 giáo viên cùng hàng nghìn người lao động tại thủ đô và khoảng 20 tỉnh.

10. Việt Nam

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ở Việt Nam là ngày toàn thể những người đang làm việc được nghỉ theo quy định của nhà nước. Vào dịp này, do là ngày liền kề với ngày Giải phóng miền Nam 30/4 nên người dân nước ta thường được nghỉ ít nhất 2 ngày. Đây là dịp các gia đình tổ chức đi du lịch , nghỉ dưỡng hoặc về quê thăm gia đình, đoàn viên.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Các nước trên thế giới kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO