Các thế hệ thầy trò trường Lương Thế Vinh bàng hoàng trước tin thầy Văn Như Cương qua đời

Ngay khi nghe tin thầy Văn Như Cương qua đời sáng sớm ngày 9/10, rất nhiều người là cựu giáo viên nhà trường, các cựu học sinh đã có mặt tại trường THPT Lương Thế Vinh để thăm hỏi tình hình.

Sáng thứ hai đầu tuần hôm nay khác với những buổi thứ hai khác, các học sinh mặc đồng phục áo cờ đỏ nhưng không tiến hành lễ chào cờ. Thầy Thầy Đoàn Ngọc Tọa, giáo viên khóa đầu của nhà trường đội chiếc mũ bảo hiểm đã cũ cùng cô học trò Lê Thùy Dương, học sinh khóa 10 của trường đến hỏi thăm tình hình.

Chia sẻ với PV Dân trí, thầy Tọa xúc động: “Cảm giác chung của chúng tôi là hơi đường đột, chúng tôi thương tiếc vì đây là một con người tâm huyết của trường Lương Thế Vinh và cho cả giáo dục ngoài công lập. Thầy Cương có rất nhiều kinh nghiệm dạy học trò, tôi tham gia trường này từ đầu nên tôi rất hiểu thầy, hiện nay trường Lương Thế Vinh đã đạt đến đỉnh cao, giữ được cái đỉnh cao cũng một phần nhờ thầy.

Đột ngột bàng hoàng, tôi cứ nghĩ là thầy Cương có thể thọ thêm một thời gian nữa. Thầy Cương vẫn khỏe, vẫn minh mẫn, thầy vẫn muốn cống hiến cho học sinh, giáo viên. Thầy vẫn còn nhiều sự định và tôi nghĩ đây là một điều thiệt thòi.

Tôi mến thầy Cương ở chỗ thầy vừa có tố chất của một ông đồ Nghệ, tư duy của nhà toán học và có tính cách của một nghệ sĩ. Rõ ràng nghệ sỹ thực sự, tư duy viết rất giỏi, và bổ sung thêm thầy còn có tố chất của một nhà kinh doanh. Tôi nghĩ đây là những tố chất để thu hút giáo viên, đồng nghiệp sư phạm, đồng nghiệp tổng hợp và một số giáo viên phổ thông. Trong cách ứng xử của thầy đậm chất sư phạm.

Thầy Đoàn Ngọc Tọa và chị chị Lê Thùy Dương trở về trường sau khi nghe tin thầy Văn Như Cương qua đời.
Thầy Đoàn Ngọc Tọa và chị chị Lê Thùy Dương trở về trường sau khi nghe tin thầy Văn Như Cương qua đời.

Tôi có nhiều kỷ niệm với thầy Cương, thứ nhất là đọc thơ với thầy Cương cách đây mấy chục năm ở trên đài truyền hình nhân ngày 20/11; thứ hai là những buổi dạy thầy góp ý rất nhiều cho tôi về môn Văn, là môn tôi dạy; thứ ba là hai chúng tôi ngoắc tay nhau cai thuốc lá, tôi thì cai được còn thầy thì không. Thầy hay ra câu đối, tôi là người đối lại, có câu đối lại được có câu không. Với tôi, thầy là con người rất tri thức và ứng xử rất tốt.

Khi vào trường sư phạm, khi vào trường Lương Thế Vinh ấn tượng của tôi là câu nói đầu tiên của thầy, dù nói với ai, giáo viên mới thầy đều xưng thầy cô, không có anh anh, em em, cậu cậu, tớ tớ. Tức là không khí sư phạm thầy Cương xây dựng ở trường này rất tốt. Chúng tôi luôn nhớ 1 lời của thầy Cương “tất cả giáo viên chúng ta đến là nhà giáo nhân dân vì do dân nuôi”.

Trở về sau khi nghe tin thầy Cương mất, chị Lê Thùy Dương mắt đỏ hoe nhớ lại những kỷ niệm về người thầy mẫu mực, luôn biết lắng nghe và chia sẻ: "Sáng nay mình nghe tin mình rất là buồn. Hy vọng là nhân dịp này các cựu học sinh của trường LTV về được với trường, với thầy sau rất nhiều năm rời xa mái trường.

Mình mong rằng các thế hệ học sinh trường LTV cùng với đội ngũ thầy cô giáo sẽ giữ vững được cái truyền thống, nâng cao hơn nữa thương hiệu LTV để xứng đáng với cả thầy Cương cũng như các thầy giáo đã dạy chúng mình như thầy Tọa, một người thầy mình rất yêu quý. Mặc dù thầy mệt nhưng nghe tin thầy vẫn đến luôn. Rất nhiều bạn cũng muốn đến nữa nhưng mà do công việc bận nên mình đại diện rồi báo cho các bạn.

Năm đầu tiên mình học ở Lương Thế Vinh là năm lớp 10, khi tham gia đại hội đoàn hồi đó còn ở quận Thanh Xuân, là học sinh mới vào phát biểu mình lên nói rất hùng hồn "Tại sao trường Lương Thế Vinh lại không có một cuốn tiểu sử về, lẽ ra phải nói là tiểu sử trường Lương Thế Vinh mình lại nói là tiểu sử trường Văn Như Cương. Cả trường và thầy đều cười cũng thông cảm, vui vẻ và ngay sau đó một tuần thì nhà trường đã phát cuốn tiểu sử Lương Thế Vinh cho toàn bộ học sinh".

Đại hội đoàn năm thứ 2 mình có ước mơ là trường sẽ có một hội trường và không phải đi thuê nữa. Thầy nói rằng thầy đã lắng nghe Thùy Dương, nửa năm sau đó tại khu Cầu Giấy tiền thân là trường Lương Thế Vinh bây giờ, thầy đã có một ngồi trường xinh xắn và có một phòng hội trường rất là đẹp. Nhờ đó mình đã tổ chức các đại hội đoàn, hoạt động tập thể.

Cũng tại đại hội đoàn năm đó, đứng tại sân trường thầy đang cân nhắc ghi một cái biển là "Tiên học lễ hậu học văn" hay "Có chí thì nên", học sinh chúng tôi mới nói là ngắn gọn thôi thầy ạ "Có chí thì nên" và thầy đã làm theo đúng những lời chia sẻ của học sinh chúng tôi. Với cá nhân tôi, kỷ niệm 3 lần đề xuất cá nhân đều được thầy đáp ứng".

Toàn cảnh ngôi trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội trong ngày buồn. Lễ chào cờ đầu tuần như thường lệ đã không diễn ra... (ảnh Toàn Vũ)
Toàn cảnh ngôi trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội trong ngày buồn. Lễ chào cờ đầu tuần như thường lệ đã không diễn ra... Ảnh: Toàn Vũ

Ông Dương Danh Tấn (75 tuổi), cùng quê với Nhà giáo Văn Như Cương (Quỳnh Lôi, Nghệ An), học trò của cha thầy Cương chia sẻ, ngay khi nhận được thông tin GS. Cương mất, ông và một số người bạn đã về trường Lương Thế Vinh để chia sẻ nỗi buồn này.

Theo lời ông Tấn, cha thầy Cương cùng là một thầy giáo vô cùng nghiêm khắc với học sinh, ông đào tạo nhiều thế hệ học trò thành đạt, là một thầy giáo được học trò kính nể.

Ông cũng chia sẻ: “Thầy Văn Như Cương là một người tuyệt vời trong cách sống. Mặc dù khi đã có tuổi nhưng mỗi khi về quê, dù lớn tuổi nhưng ông vẫn cõng mẹ đi chùa, vì thế có bài thơ “Cõng mẹ đi chùa” khi ông đã hơn 70 tuổi.

GS. Cương là người thầy đúng nghĩa, được nhiều thế hệ học trò kính trọng, gia đình thầy Cương là gia đình gia giáo. Thầy Cương là một người thầy uy tín và rất giỏi. Thầy Cương còn là người luôn lắng nghe và chia sẻ”.

Tuy chưa được tiếp xúc với thầy nhiều, được thầy giảng bài mà chỉ nghe thầy nói tại buổi lễ khai giảng, hoạt động trường nhưng em Vũ Đức Quang, học sinh lớp 11A11, trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ:

“Sáng nay khi nhận thông tin thầy Cương mất qua bạn bè, em không tin đó là sự thật. Em chưa được tiếp xúc với thầy nhiều chỉ khoảng 2,3 lần mỗi năm học vì những năm gần đây thầy ốm nhiều. Nhưng em nhớ mãi kỷ niệm với người thầy đáng kính Văn Như Cương ngay từ ngày đầu tiên lớp 6 bước chân tới trường. Thầy rất gần gũi, chú trọng đến học sinh mới, đầu cấp, và thường động viên bọn em trong học tập.

Ấn tượng sâu sắc nhất, đầu năm học lớp 6, khi mới gặp thầy với bộ râu trắng rất dài, bọn em nói thầm với nhau cùng đoán xem thầy bao nhiêu tuổi. Em thì bảo thầy tuổi 72, bạn khác lại bảo thầy 78. Khi bọn em hỏi thầy, thầy bảo: “Tuổi thầy bằng trung bình cộng của hai con số đó. Thầy 75 tuổi. Sau đó thầy nói tuổi các con hiện chỉ bằng 1/7 số tuổi của thầy nên các con còn nhiều lắm cơ hội để phấn đấu và học tập. Thầy rất mong các em cố gắng trở thầy người tử tế, học sinh tốt, rạng danh mái trường Lương Thế Vinh.

Thầy giải thích tại sao dùng hình tam giác làm lô gô riêng của trường. Thầy bảo hình tam giác là hình vững chắc nhất trong toán học. Thầy muốn tất cả bọn em như hình tam giác đó, phải luôn đoàn kết với nhau, luôn thúc đẩy nhau cố gắng vươn lên trong học tập”.

Em Vũ Đức Quang, học sinh lớp 11A11, trường THPT Lương Thế Vinh.
Em Vũ Đức Quang, học sinh lớp 11A11, trường THPT Lương Thế Vinh.

Em Nguyễn Minh Quân, học sinh lớp 11A1 trường THPT Lương Thế Vinh xúc động: “Kỷ niệm nhớ nhất của em đối với thầy có lẽ là trong lúc chúng em học nhiệm kỳ quân đội, vào buổi tối hôm biểu diễn văn nghệ thầy có tới và em được chụp ảnh cùng thầy. Hình ảnh em nhớ nhất về thầy có lẽ là bộ râu vì nhìn thầy rất giống ông tiên.

Em cũng như bao học sinh trong trường khác, cảm thấy rất đau lòng trước sự ra đi của thầy, và từ đây nhà trường đã mất đi một người thầy tài giỏi”.

Em Nguyễn Trọng Hùng, học sinh lớp 11A1 trường THPT Lương Thế Vinh vẫn nhớ câu nói của thầy: “Có chí thì nên”. Câu nói đó đã thôi thúc Hùng theo học tại ngôi trường này, bởi Hùng muốn được học trong một ngôi trường có tuổi đời rất lâu và muốn có một tương lai tốt đẹp hơn.

Còn đối với Trần Đức Hiếu, học sinh lớp 11A1 trường THPT Lương Thế Vinh, bài phát biểu “Một phút chữa bệnh lười” trong dịp khai giảng đầu năm học mới trở thành bài học thú vị Hiếu nhớ mãi. Trong bài phát biểu thầy nói rằng “Không có nỗ lực thì rất khó đạt được thành công” câu nói này chính là động lực thôi thúc Hiếu luôn cố gắng học tập tốt hơn nữa.

Mọi công việc ở trường vẫn được diễn ra như bình thường. Ảnh: Toàn Vũ
Mọi công việc ở trường vẫn được diễn ra như bình thường. Ảnh: Toàn Vũ

Sự ra đi của thầy Văn Như Cương đã để lại sự mất mát rất lớn trong lòng các thế hệ thầy và trò trường THPT Lương Thế Vinh. Theo thông tin từ gia đình, PGS Văn Như Cương đã tạ thế lúc 0h27 phút ngày 9/10/2017 (20/8 âm lịch) tại nhà riêng.

Lễ viếng được cử hành từ 10h30 đến 12h30 ngày 12/10/2017 (tức ngày 23/8 âm lịch) tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, Số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Lễ truy điệu vào hồi 12h30 cùng ngày, an táng tại đài hoá thân hoàn vũ, nghĩa trang Văn Điển.

Theo Dantri

tin mới

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.