Các triệu chứng Covid-19 có thể kéo dài mãi mãi

Nhiều người bệnh vẫn thấy mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực, trí nhớ kém sau khi có kết quả âm tính SARS-CoV-2.

Ngay sau khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, các bác sĩ đã đưa ra một phát hiện đáng lo ngại: Một số bệnh nhân có kết quả âm tính sau thời gian ngắn điều trị, nhưng họ không cảm thấy khỏe hơn. Hội chứng này được gọi là "Covid kéo dài".

Các nhà khoa học và những nhóm hỗ trợ bệnh nhân đang cùng đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này để phát triển các phương pháp chữa hiệu quả. Dưới đây là một số biểu hiện của hội chứng Covid kéo dài:

Mệt mỏi

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân khi vừa hồi phục. Tuy nhiên, một số người cho biết họ trải qua sự mệt mỏi ở các mức độ khác nhau trong nhiều tháng. Bởi vậy, họ gặp khó khăn khi làm các công việc hàng ngày.

Đó là biểu hiện phổ biến nhất của hội chứng Covid kéo dài khiến người bệnh trở nên kiệt sức, suy nhược dù chỉ gắng sức một chút.

Sương mù não

Lú lẫn hoặc mất khả năng tập trung là các biểu hiện của sương mù não. Theo ước tính của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, có tới 30% những người từng bị Covid-19 có các triệu chứng thần kinh hoặc tâm thần. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác lý do của việc này.

Hiện tại, hai giả thuyết hàng đầu được đặt ra là Covid-19 gây viêm não hoặc virus SARS-CoV-2 làm giảm oxy, máu của não, gây ra tổn thương.

Khó thở

Theo Hệ thống chăm sóc sức khỏe Johns Hopkins Medicine (Mỹ), Covid-19 có thể tạo ra sẹo và các vấn đề khác ở phổi. Ngay cả những trường hợp bệnh nhẹ cũng có khả năng gây khó thở dai dẳng hay thở dốc ngay cả khi gắng sức nhẹ.

Tức ngực

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đã có nhiều thông tin cho rằng Covid-19 có nguy cơ gây viêm tim. Căn bệnh này cũng liên quan đến một loại đau ngực khác có thể kéo dài. Viêm sụn sườn là tình trạng viêm sụn kết nối xương sườn với xương ức.

Rối loạn thần kinh thực vật

Hệ thống liên lạc giữa não và dây thần kinh bị rối loạn được ghi nhận ở một số bệnh nhân Covid-19 đã có kết quả âm tính. Triệu chứng bao gồm các vấn đề về hô hấp, giấc ngủ và tiêu hóa; đau nửa đầu, tê bì bàn chân và bàn tay, khó thở gây lo lắng và nhịp tim tăng lên.

Vấn đề tim mạch

Covid-19 khiến một số người mắc các bệnh về tim, bao gồm cả chứng viêm cơ tim. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả những người chỉ bị Covid-19 nhẹ, không có bệnh nền.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 60% những người hồi phục sau Covid-19 có các dấu hiệu của bệnh viêm tim, dẫn đến các triệu chứng phổ biến là khó thở, đánh trống ngực và tim đập nhanh. 

Nhịp tim nhanh tư thế đứng

Cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu hoặc tim đập nhanh khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng được gọi là hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS).

Các bác sĩ chưa rõ tại sao người đã khỏi Covid-19 lại bị hội chứng trên nhưng hiện tượng này không mới.

Bệnh nhân có thể có hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng sau khi bị bệnh do virus, nhiễm trùng nghiêm trọng, mang thai và chấn thương như chấn thương đầu.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.