Các trường học chủ động tiếp cận chương trình mới, đề thi mới chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Đề thi minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có sự thay đổi cả về cấu trúc và định dạng để thích ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có thêm các định dạng mới cho thi trắc nghiệm.

Đổi mới cách dạy, cách thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không chỉ là kỳ thi đầu tiên được tổ chức theo nội dung của chương trình giáo dục phổ thông mới mà còn là kỳ thi đầu tiên được thực hiện theo cấu trúc mới.

Trước kỳ thi này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố cấu trúc đề minh họa của các môn học. Đề thi năm nay được nhiều giáo viên đánh giá có nhiều nét mới, hay và phân hóa được năng lực học sinh. Tuy nhiên, đề thi mới cũng đòi hỏi giáo viên phải thay đổi cách dạy, học sinh phải thay đổi cách học.

bna_Tiết học ngữ văn của học sinh Trường THPT Nghi Lộc 4.jpg
Tiết học ngữ văn của học sinh Trường THPT Nghi Lộc 4. Ảnh: Mỹ Hà

Thầy giáo Hồ Văn Ngọc - giáo viên môn Toán, Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên - Trường THPT Anh Sơn 1 nhận định về đề thi năm 2025: “Đề thi cũ, chỉ có dạng đề trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Trong khi đó, đề thi mới có 3 dạng bài, dạng 1 là trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn như truyền thống, dạng thứ 2 là phương án trả lời đúng sai và dạng thứ 3 là phương án trắc nghiệm trả lời ngắn".

Với đề thi này, học sinh phải nắm chắc và hiểu sâu kiến thức nền tảng mới có thể giải quyết được các câu hỏi. Hơn thế, cách học của các em cũng phải thay đổi, không chỉ tập trung vào giải bài tập, giải đề mà cần phải nắm bắt được vấn đề, hiểu cốt lõi chương trình và phải có kiến thức của liên môn.

Thầy giáo Hồ Văn Ngọc - giáo viên môn Toán, Tổ trưởng Tổ Khoa học tự nhiên - Trường THPT Anh Sơn 1

Với sự thay đổi này, thời gian qua, Trường THPT Anh Sơn 1 cũng tiến hành bàn bạc, nhận định đề thi và từng bước điều chỉnh dạy học để phù hợp với việc thay sách giáo khoa và đổi mới đánh giá. Song song với đó, nhà trường cũng đã cho học sinh đăng ký các môn học, môn thi để phù hợp với năng lực học trò. Về phía các tổ chuyên môn cũng đã bắt đầu ra đề thi theo cấu trúc đề thi mới, bắt đầu từ bài kiểm tra giữa kỳ 2. Quá trình thực hiện, nhà trường sẽ từng bước rút kinh nghiệm để cuối kỳ này sẽ tổ chức kỳ thi chung và xây dựng đề thi một cách bài bản, khoa học, sát với cấu trúc đề thi minh họa.

bna_Giờ học của học sinh Trường THPT Anh Sơn 1.JPG
Giờ học của học sinh Trường THPT Anh Sơn 1. Ảnh: Mỹ Hà

Sự thay đổi cũng được điều chỉnh ngay trong từng tiết học, môn học. Nói thêm về điều này, thầy giáo Hồ Văn Ngọc cho biết: Trước đây, khi dạy Toán chúng tôi chỉ chú trọng dạy Toán. Nhưng với đề thi hiện tại, chúng tôi cần liên kết nhiều môn, không coi trọng môn nào nặng, môn nào nhẹ mà các môn cần phải cân bằng với nhau. Thứ hai, trong chương trình mới, chúng tôi quan tâm đến công tác giáo dục và trải nghiệm, tổ chức các tiết học trải nghiệm để học sinh có những bài học ứng dụng thực tế. Như với môn Toán, các bài tập về đo đạc có thể sẽ được ra rất nhiều trong phần ba của đề thi. Vì thế, nếu được học từ thực tế các em sẽ không còn bỡ ngỡ khi làm bài. Ngoài ra, trong quá trình dạy học chúng tôi coi trọng học sinh, xem các em là trung tâm, là người đặt vấn đề, phát hiện vấn đề. Trong khi đó, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh. Trong các tiết học, những học sinh có năng lực sẽ kèm cặp những học sinh yếu hơn, tạo cơ hội để các em được hoạt động, được thể hiện.

So với đề thi của chương trình cũ, đề thi mới có nhiều sự khác biệt về số lượng câu hỏi, dạng thức câu hỏi và cách cho điểm. Tuy nhiên, đề vẫn đảm bảo về cấp độ tư duy với 4 mức độ thông hiểu, nhận biết (6 điểm) và vận dụng, vận dụng cao (4 điểm).

cô giáo Nguyễn Thùy Chi - giáo viên Địa lý, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh

Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô giáo Nguyễn Thùy Chi - giáo viên Địa lý, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh cho biết: Chúng tôi xác định với đề minh họa này rõ ràng học sinh phải hiểu và nắm kiến thức mới làm được bài. Song song với đó, giáo viên phải sâu sát, quan tâm học sinh, giúp học sinh có thể bày tỏ những khó khăn, vướng mắc mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập để học sinh hiểu được tường tận nội dung bài học.

Trong quá trình dạy và kiểm tra, giáo viên cũng cần nắm bắt được yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục để xây dựng bộ câu hỏi theo 3 dạng thức trả lời nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn. Bộ câu hỏi này phải được sử dụng trong hoạt động luyện tập của từng môn học, trong tiết ôn tập, trong tiết kiểm tra, nhằm giúp học sinh có thể rèn luyện, cọ xát với các dạng câu hỏi khác nhau. Điều cuối cùng quan trọng nhất là phải cho học sinh sử dụng mẫu trắc nghiệm mới nhất mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố bởi mẫu phiếu tương đối phức tạp. Việc học sinh làm quen sớm sẽ tránh được các sai sót đáng tiếc.

Thay đổi để thích ứng

Chỉ hơn 1 năm nữa, kỳ thi tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được tổ chức. Trong bối cảnh hiện nay, lứa học sinh học theo chương trình mới đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng có rất nhiều khó khăn. Ngoài kỳ thi tốt nghiệp để công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, các em còn chuẩn bị cho các kỳ thi riêng của các trường đại học. Điều này cũng tác động rất lớn đến việc dạy và học ở các nhà trường để thích ứng với hoàn cảnh mới.

bna_Giờ học của học sinh Trường THPT Nghi Lộc 4.jpg
Giờ học của học sinh Trường THPT Nghi Lộc 4. Ảnh: Mỹ Hà

Nói về điều này, cô giáo Võ Thị Thanh Tâm - giáo viên Trường THPT Nghi Lộc 4 cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới học sinh chỉ phải thi 4 môn, trong đó, có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Hiện nay, trường chúng tôi đã khảo sát để học sinh đăng ký các môn các em sẽ dự kiến thi và đây sẽ là cơ sở để trường chúng tôi tổ chức dạy và học.

Tuy nhiên, với đặc thù của trường chúng tôi, thay vì chỉ tập trung vào một số môn thi các em lựa chọn, chúng tôi xác định tổ chức dạy đều và học đều. Mục đích chính là để học sinh có thể phát triển toàn diện, không bị động nếu các em cùng lúc chọn 2 kỳ thi đó là kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi riêng của các trường đại học. Một lý do khác là học sinh ở trường chúng tôi số học sinh có nguyện vọng đi du học sau khi tốt nghiệp rất đông. Vì thế, các em ưu tiên học đều các môn, có học bạ tốt để dễ dàng khi du học nước ngoài.

Song song với việc đổi mới trong giảng dạy, các trường cũng thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ phù hợp với định hướng của đề thi minh họa. Các nhà trường cũng xác định, nếu có sự chuẩn bị và tập dượt đầy đủ, học sinh sẽ tự tin khi tiếp cận với đề thi mới.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có sự khác biệt rất lớn với đề thi cũ, đặc biệt là với môn Văn. Ví dụ như trong phần nghị luận văn học, đề sẽ ra một tác phẩm ngoài sách giáo khoa để đảm bảo phát huy được năng lực học sinh, chủ động sáng tạo.

cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh - giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Nghi Lộc 4

bna_Giờ học của học sinh Trường THPT Anh Sơn 1 - Anh Sơn.JPG
Giờ học của học sinh Trường THPT Anh Sơn 1. Ảnh: Mỹ Hà

Thực hiện theo phom đề mới của môn Ngữ văn, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh cũng cho rằng, bên cạnh sự lo lắng, băn khoăn thì bản thân các giáo viên khá thích thú với sự mới mẻ của đề thi. Hơn thế, với cách ra đề thi này, học sinh sẽ không thể học tủ và các em sẽ thể hiện được cá tính trong quá trình phân tích nhận định tác phẩm văn học. Tuy nhiên, để tiếp cận với chương trình mới, giáo viên phải là người thay đổi đầu tiên, từng bước bỏ dần phương thức truyền thụ kiến thức một chiều.

“Để có thể phân tích được bất cứ một văn bản, một tác phẩm văn học nào, chúng tôi phải định hướng cho học sinh cách tiếp nhận văn bản, cách phân tích vấn đề và điều đó sẽ giúp học sinh vận dụng văn bản một cách linh hoạt. Khi mới triển khai, mọi thứ sẽ còn mới những tôi tin rằng, nếu lớp 10 và lớp 11 các em được tiếp cận, làm quen, được kiểm tra, đánh giá thường xuyên thì đến lớp 12 các em sẽ hoàn thiện kỹ năng làm bài và không còn bỡ ngỡ”, cô giáo Hồng Hạnh nói thêm.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt tất cả các cơ sở giáo dục phải đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá sao cho đáp ứng được yêu cầu mới. Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản đề nghị các nhà trường tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nghiên cứu kỹ đề minh họa, quy định về cấu trúc định dạng đề thi. Trên cơ sở đó, các tổ, nhóm sẽ tổ chức các nhóm sinh hoạt chuyên môn để tiếp cận với kỹ thuật biên soạn câu hỏi theo từng cấp độ tư duy. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu trong quá trình dạy học, giáo viên có thể thiết kế các câu hỏi theo các dạng thức đề thi minh họa phục vụ cho hoạt động dạy học, giúp học sinh được làm quen, đánh giá được năng lực học sinh theo chương trình.

ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.