Cách giúp Nga 'lách' lệnh trừng phạt dầu trong gói thứ 6 của EU

Theo Công Thuận (Baotintuc.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mỹ và EU tìm cách áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lớn đối với Nga, nhưng Moskva đã "đi trước một bước" với sự trợ giúp của các nhà máy lọc dầu và tàu chở dầu của Ấn Độ và Trung Quốc.
Một tàu chở dầu của Nga. Ảnh: DW

Một tàu chở dầu của Nga. Ảnh: DW

Khi Mỹ và EU gia tăng các lệnh trừng phạt, Nga tìm ra nhiều cách hơn để tránh bị phong tỏa. Trong tuần, EU đưa ra các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất đối với Nga, nhằm vào dầu mỏ và bảo hiểm, nhưng có các miễn trừ đối với Hungary.

Cụ thể, các quan chức và nhà ngoại giao cho biết EU sẽ cấm nhập khẩu dầu của nước này và ngăn chặn các công ty bảo hiểm vận chuyển dầu thô của họ khi phương Tây tìm cách hạn chế nguồn thu của Điện Kremlin để duy trì nền kinh tế hoạt động.

Đặc biệt, lệnh cấm đối với các công ty bảo hiểm sẽ bao gồm các tàu chở dầu của Nga ở bất cứ đâu trên thế giới. Các biện pháp trừng phạt này có thể làm giảm nỗ lực bán dầu của Nga ở châu Á, đồng thời giúp các công ty châu Âu đảm bảo phần lớn hoạt động buôn bán dầu mỏ trên thế giới.

Nhưng có thể các biện pháp trừng phạt này sẽ kém hiệu quả, lý do là vì các chủ hàng và nhà máy lọc dầu có khả năng sẽ che giấu nguồn gốc xuất xứ dầu của Nga.

Tờ Wall Street Journal giải thích, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU, các thương nhân đang tìm cách che giấu nguồn gốc xuất xứ của dầu Nga để nguồn dầu tiếp tục chảy. Dầu đang được che giấu trong các sản phẩm tinh chế pha trộn như xăng, dầu diesel và hóa chất.

Dầu cũng đang được chuyển giữa các tàu trên biển, một biện pháp được sử dụng để mua và bán dầu bị trừng phạt của Iran và Venezuela. Theo các công ty vận tải, việc vận chuyển đang diễn ra ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Tây Phi và Biển Đen, cuối cùng hướng tới Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Âu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, nhìn chung, xuất khẩu dầu của Nga đã phục hồi trong tháng 4, sau khi giảm vào tháng 3, thời điểm lệnh trừng phạt đầu tiên của phương Tây có hiệu lực. Xuất khẩu dầu của Nga tăng 620.000 thùng lên 8,1 triệu thùng/ngày, gần với mức trước xung đột, trong đó mức tăng lớn nhất là nhập khẩu vào Ấn Độ.

Trên thực tế, sản lượng dầu của Nga trong tháng 5 vừa qua tăng 5% so với tháng 4, lên 43,1 triệu tấn. Sản lượng này tương đương 10,19 triệu thùng/ngày. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5, sản lượng dầu của Nga tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021, lên 219,9 triệu tấn trong khi xuất khẩu dầu tăng 13% lên 102,7 triệu tấn.

Theo công ty dữ liệu thị trường hàng hóa của Kpler, Ấn Độ đã nổi lên như một trung tâm chính cho các dòng dầu của Nga. Nhập khẩu của nước này đã tăng vọt lên 800.000 thùng/ngày kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, so với 30.000 thùng/ngày trước đó.

Kpler, một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của tập đoàn năng lượng khổng lồ Ấn Độ Reliance Industries, đã mua lượng dầu thô của Nga gấp 7 lần trong tháng 5, so với mức trước xung đột, chiếm 1/5 tổng lượng tiêu thụ của nhà máy này.

Reliance đã thuê một tàu chở dầu để chở hàng hóa chứa alkylate, một thành phần xăng, khởi hành từ cảng Sikka gần đó vào ngày 21/4 mà không có điểm đến dự kiến. Ba ngày sau, tàu này cập nhật hồ sơ của mình với việc cập một cảng ở Mỹ, thông báo dỡ hàng vào ngày 22/5 tại New York.

Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, Tổ chức theo dõi hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga cho biết: “Có vẻ như có một cuộc giao dịch trong đó dầu thô của Nga được tinh chế ở Ấn Độ và sau đó một số được bán sang Mỹ”.

Để tránh chi phí bảo hiểm lớn, các con tàu tắt hệ thống định vị GPS, sau đó chuyển dầu cho các tàu siêu lớn như Lauren II, một tàu chở dầu thô khổng lồ của Trung Quốc có thể chứa khoảng 2 triệu thùng dầu.

Tóm lại, miễn là Ấn Độ và Trung Quốc không thực hiện các lệnh trừng phạt, dầu mỏ của Nga vẫn sẽ tiếp tục chảy vào thị trường thế giới. Nhiều tàu hơn được sử dụng để vận chuyển dầu từ Nga đến Ấn Độ và Trung Quốc thay vì Nga đến EU. Đổi lại, EU nhập dầu từ Saudi Arabia thay vì Nga./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.