Cách mạng tháng Mười Nga - cuộc cách mạng rung chuyển thế giới

Cách mạng tháng Mười Nga vào năm 1917 là sự kiện lịch sử có tác động lớn đến sự phát triển của nước Nga và toàn thể thế giới.

cach-mang-thang-muoi-nga-cuoc-cach-mang-rung-chuyen-the-gioi

Ông Vladimir Ilyich Lenin phát biểu trước người dân tại Petrograd năm 1917. Ảnh: Britannica.

Ngày 7/11 là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga, đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết. Sự kiện nổ ra vào ngày 24/10/1917 theo lịch Julius, do ông Vladimir Ilyich Lenin và đảng Bolshevik lãnh đạo. Cách mạng thành công vào ngày 25/10/1917 theo lịch Julius (tức ngày 7/11/1917 theo Công lịch được sử dụng ngày nay).

Cuộc cách mạng diễn ra trong bối cảnh vào đầu thế kỷ 20, Nga là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Sa hoàng Nikolai II. Ông đã đẩy Nga vào Thế chiến I, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Kinh tế Đế quốc Nga kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn, đời sống người dân cực khổ. Ngoài ra, hoàng gia Nga còn bị "tu sĩ" Grigory Rasputin đứng đằng sau thao túng. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Sa hoàng diễn ra khắp nơi.

Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Hai, bùng nổ với các cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể, tiêu biểu như cuộc biểu tình của 90.000 nữ công nhân từ 50 xí nghiệp tại Petrograd, thủ đô của Đế quốc Nga (hiện là Saint Petersburg). Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng bị lật đổ. Cách mạng tháng Hai được coi là cách mạng dân chủ tư sản.

Theo lời kêu gọi của đảng Bolshevik, công nhân và binh lính đã thành lập các Xô viết đại biểu, tức các cơ quan đại biểu để lãnh đạo đất nước. Cùng thời gian, giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời. Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại hai chính quyền song song do hai lực lượng trên lãnh đạo.

Chính phủ lâm thời không giải quyết những vấn đề đã hứa như cải cách ruộng đất cho nông dân, tạo việc làm cho công nhân. Tình trạng thiếu lương thực vẫn xảy ra và Chính phủ lâm thời vẫn quyết theo đuổi chiến tranh.

Trước tình hình này, ông Vladimir Ilyich Lenin, lãnh đạo đảng Bolshevik, đã xác định cần lật đổ chính quyền tư sản lâm thời, chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, với khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô viết" và "Hòa bình, ruộng đất, bánh mì".

Ngày 24/10/1917, cuộc khởi nghĩa bắt đầu với sự lãnh đạo trực tiếp của ông Lenin. Cận vệ Đỏ, lực lượng vũ trang tình nguyện của công nhân và nông dân, tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, cầu đường. Ngày 25/10/1917, họ tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ lâm thời. 

cach-mang-thang-muoi-nga-cuoc-cach-mang-rung-chuyen-the-gioi-1

Nữ binh lính diễu hành trong cuộc cách mạng. Ảnh: Keystone.

Ngay trong đêm 25/10/1917, chính quyền Xô viết do ông Lenin đứng đầu được thành lập. Các sắc lệnh đầu tiên được thông qua là Sắc lệnh hòa bình (lên án chiến tranh) và "Sắc lệnh ruộng đất" (nhằm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân).

Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hội đồng có trách nhiệm cải cách ruộng đất: xóa bỏ việc chiếm hữu ruộng đất của giới địa chủ, trao lại ruộng đất cho nông dân. Đối với công nghiệp, họ quốc hữu hóa một số nhà máy lớn, đồng thời thực hiện chính sách lao động tiên tiến: ngày làm việc 8 giờ, cấm sa thải công nhân bừa bãi, quy định chế độ nghỉ phép đối với công việc nặng nhọc.

Chính quyền Xô viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, thực hiện chính sách nam nữ bình đẳng. Nước Nga Xô viết chính thức rút khỏi Thế chiến I vào ngày 3/3/1918 Công lịch.

Ngày 10/1/1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ III được khai mạc, thông qua quyết định lịch sử cải tổ nước Cộng hòa Xô viết Nga thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) sau đó được thành lập ngày 30/12/1922.

cach-mang-thang-muoi-nga-cuoc-cach-mang-rung-chuyen-the-gioi-2

Đảng Bolshevik phát báo của họ cho người dân vài ngày sau cuộc cách mạng. Ảnh: Keystone.

Ảnh hưởng lớn

Cách mạng Tháng Mười là một trong những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20, đánh dấu việc ra đời của nước Nga Xô viết - nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, ủng hộ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Vào thời bấy giờ, hầu hết các nước châu Á, châu Phi đều bị các nước thực dân phương Tây xâm chiếm và biến thành thuộc địa. Chiến thắng của Cách mạng tháng 10 đã tạo xung lực để cho công cuộc đấu tranh của họ.

Theo allafrica, tin tức về "chiến thắng của giai cấp vô sản" khi đó lan nhanh ở châu Phi. Được truyền cảm hứng bởi các sự kiện ở Nga, Ai Cập đã chống lại chế độ thực dân Anh năm 1919.

"Cách mạng tháng 10 đã tạo tiền đề cho nhiều nước khác bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Cuba", Owei Lakemfa, cây bút trên Vanguardngr nhận xét.

Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh với việc kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, bài học lịch sử của Cách mạng tháng Mười, đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ và giành được chiến thắng vẻ vang.

Theo cây bút J. Arch Getty, giáo sư lịch sử ở Đại học California tại Los Angeles, với việc Cách mạng tháng Mười nổ ra và sự thành lập nước Nga Xô viết, lịch sử thế giới lần đầu tiên xuất hiện một kiểu nhà nước mới, cùng những chính sách hướng đến lợi ích của người lao động và công bằng xã hội như quyền bình đẳng của phụ nữ, cấm phân biệt chủng tộc, quyền làm việc 8 giờ/ngày, chống sa thải lao động vô cớ, trợ cấp cho người già và người tàn tật, giáo dục và y tế miễn phí.

Getty cho rằng đây là những chính sách mà các nước phương Tây cùng thời kỳ chưa có. Sự ra đời và tồn tại của nước Nga Xô viết đã tạo ra áp lực khiến các nước tư bản phương Tây phải tự cải cách, mở rộng các quyền lợi của người lao động và phúc lợi xã hội. Ông Lakemfa thì nhận xét rằng Cách mạng tháng Mười "dạy cho người nghèo, đặc biệt là công nhân và nông dân rằng họ cũng có thể lãnh đạo đất nước".

Theo đảng Cộng sản Liên bang Nga, Cách mạng tháng Mười không chỉ làm rung chuyển thế giới bởi quy mô mà còn đặt nền móng cho sự duy trì, phát triển ổn định và tiến bộ của thế giới, hướng tới sự chấm dứt nạn bóc lột giữa con người với con người, xây dựng một xã hội công bằng và chủ nghĩa xã hội.

Theo đảng này, bằng cách đưa ra những giải pháp cho những thách thức của thế kỷ 20 thông qua hiện thân là Liên Xô, Cách mạng tháng Mười đã chứng minh cho thế giới sức sống của chủ nghĩa xã hội. "Cách mạng tháng Mười đã chiếu sáng con đường của nhân loại tiến vào kỷ nguyên thám hiểm không gian vũ trụ, tạo ra con đường để khai thác năng lượng hạt nhân và sử dụng nó vào mục đích hòa bình, mở ra cho mọi người con đường phía trước, hướng tới hòa bình và tiến bộ", tuyên bố của đảng Cộng sản Liên Xô trong dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười có đoạn viết.

Tổng thống Nga Putin ngày 3/11 gửi bức điện chào mừng tới những người tham dự hoạt động kỷ niệm. Ông gọi sự kiện năm 1917 là một phần không thể tách rời của lịch sử. Ông cho rằng cuộc cách mạng đã tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của nước Nga và toàn thể thế giới, phần nhiều định ra bức tranh chính trị, kinh tế và xã hội của thế kỷ 20.

Geoffrey Roberts, giáo sư sử học ở Ireland, nhận định không sự kiện nào khác trong thế kỷ 20 đã làm thay đổi quá trình lịch sử thế giới hay có những kết quả to lớn như Cách mạng tháng Mười. Theo ông, những kết quả vẫn còn đến ngày nay. Ông cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc là "đứa con của Cách mạng Nga" và nhấn mạnh việc vào tháng trước, họ đã tái khẳng định "hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc cho một kỷ nguyên mới".

"Những nỗ lực của đảng Bolshevik để thay đổi thế giới vẫn có thể được liên tưởng đến trong thời đại hiện nay, khi xu hướng bất mãn với giới tinh hoa chính trị truyền thống ngày càng gia tăng", Roberts nhận xét.

 Theo VNE 

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân