Cách phân biệt nhanh 'sốt xuất huyết' và 'sốt rét' để điều trị đúng

25/04/2017 11:18

(Baonghean.vn) - Nguyên nhân gây sốt xuất huyết và sốt rét đều do vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh. Làm thế nào để phân biệt chúng khi triệu chứng đều là sốt và ớn lạnh.

Muỗi là vật trung gian gây bệnh sốt rét.
Muỗi là vật trung gian gây bệnh sốt rét. Ảnh minh họa

Cách phân biệt:

Nguyên nhân

Sốt xuất huyết: Lây truyền qua vết cắn của muỗi nhiễm Aedes aegypti. Có thể lây lan nếu muỗi cắn một người nhiễm bệnh và sau đó lây sang những người khác. Muỗi sốt xuất huyết thường tấn công ban ngày.

Sốt rét: Do vết cắn của muỗi cái Anopheles. Nó chỉ có thể lây lan qua vết cắn của một con muỗi cái Anopheles chứ không giống bệnh sốt xuất huyết. Muỗi sốt rét thường tấn công vào ban đêm.

Ủ bệnh

Sốt xuất huyết: Triệu chứng sốt xuất huyết xuất hiện 4-5 ngày sau khi bị cắn.

Sốt rét: Triệu chứng sốt rét xuất hiện 10-15 ngày sau khi bị cắn.

Triệu chứng

Sốt xuất huyết: Tấn công bệnh nhân đột ngột, đau đầu vẫn kéo dài một thời gian cùng với triệu chứng như đau xương. Sốt xuất huyết có thể biến mất sớm nhưng thường xuất hiện trở lại làm da phát ban.

Sốt rét: Sốt trong thời gian ngắn hơn nhưng có nhiều triệu chứng như đau khớp, buồn nôn, đổ mồ hôi, thiếu máu… Bệnh sốt rét thường trở lại với các biểu hiện: ớn lạnh, hơi hấp hấp nóng, đổ nhiều mồ hôi.

Chẩn đoán

Sốt xuất huyết: Có thể được kiểm tra kỹ lưỡng thông qua một quá trình hóa học như kiểm tra kháng nguyên và thử nghiệm.

Sốt rét: Có thể được kiểm tra bằng xét nghiệm thông qua hình ảnh của virus trên kính hiển vi.

3 loại sốt rét phổ biến:

- Sốt rét không biến chứng là loại phổ biến nhất nhưng người bệnh thường ít đến bệnh viện để khám vì thường nhầm đó là cảm lạnh, cảm cúm hoặc bệnh lây nhiễm thông thường. Những cư dân sinh sống tại khu vực có nguy cơ mắc bệnh cao thường nhận biết được các triệu chứng của bệnh sốt rét không biến chứng và tự điều trị nó.

- Sốt rét nghiêm trọng có thể gây suy yếu các cơ quan nội tạng và thậm chí có thể gây tử vong. Sốt rét nghiêm trọng cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.

- Sốt rét tái phát sau lần sốt rét đầu tiên thường không dễ dàng nhận ra được bởi bệnh thường không có các triệu chứng nổi bật.

Sốt rét không biến chứng có thể xuất hiện theo từng đợt và thường kéo dài từ 6 đến 10 tiếng.
Sốt rét không biến chứng có thể xuất hiện theo từng đợt và thường kéo dài từ 6 đến 10 tiếng. Ảnh minh họa

Nhận biết triệu chứng sốt rét không biến chứng:

Sốt rét không biến chứng có thể xuất hiện theo từng đợt và thường kéo dài từ 6 đến 10 tiếng. Trong từng đợt, bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn lạnh, giai đoạn nóng và sau đó là giai đoạn toát mồ hôi.

Trong giai đoạn lạnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy lạnh cóng và toàn thân run rẩy.

Trong giai đoạn nóng, bệnh nhân sẽ bị sốt, đau đầu và nôn mửa. Trẻ nhỏ còn có thể bị co giật.

Trong giai đoạn toát mồ hôi, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi và toát nhiều mồ hôi trong khi cơ thể ở nhiệt độ bình thường.

Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác gồm da có màu vàng nhẹ và thở gấp.

Triệu chứng sốt rét nghiêm trọng:

Sốt rét nghiêm trọng có thể gây tử vong và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nhiều bệnh nhân sẽ có triệu chứng không cụ thể như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa hoặc đau nhức cơ thể. Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn gây ảnh hưởng đến nội tạng, máu hoặc chức năng trao đổi chất thì các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên dữ dội hơn.

Sốt rét nghiêm trọng có thể gây tử vong và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc gọi cấp cứu ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

+ Thay đổi hành vi bất thường

+ Mất nhận thức

+ Co giật

+ Thiếu máu (trông nhợt nhạt, cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, chóng mặt hoặc nhịp tim tăng nhanh)

+ Nước tiểu có màu đỏ hoặc tối màu (do huyết sắc tố hemoglobin)

+ Khó thở

+ Quá trình đông máu bất thường

+ Huyết áp hạ thấp

+ Suy thận (đi tiểu ít, chân hoặc ngón chân sưng phù do tích nước, đau tức ngực)

+ Đường huyết hạ thấp (đặc biệt là ở phụ nữ mang thai)

Dù có xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh hay không, bạn cũng cần cho bác sĩ biết rằng bạn đã từng đến khu vực nguy cơ mắc phải bệnh sốt rét cao. Trong khi, người bệnh sinh sống ở khu vực có nguy cơ cao thường chờ xem sốt rét không biến chứng có tiến triển hay không, còn những người bệnh ở khu vực nguy cơ thấp không nên làm như vậy. Nếu nghi ngờ bị sốt rét, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh sốt rét

Nếu phát hiện ra những biểu hiện của bệnh, cần liên hệ với bác sỹ để điều trị kịp thời. Ảnh minh họa
Nếu phát hiện ra những biểu hiện của bệnh, cần liên hệ với bác sỹ để điều trị kịp thời. Ảnh minh họa

Hiện nay chưa có vaccin giúp phòng bệnh sốt rét. Vì thế để phòng bệnh sốt rét chúng ta cần ngăn không cho muỗi đốt bằng cách:

- Môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh là điều kiện cho các ký sinh trùng gây ra bệnh sốt rét sinh sôi và phát triển, do đó để phòng bệnh an toàn, mỗi người cần có ý thức vệ sinh sạch sẽ môi trường nơi mình sinh sống.

- Khi ngủ thì nên mắc màn để không bị muỗi đốt, dùng bình xịt côn trùng để loại bỏ muỗi.

- Nếu có thể, hãy lắp lưới chống muỗi ở những nơi có cửa ra vào hoặc cửa sổ, dùng quạt để giúp cho không khí thoáng hơn, muỗi sẽ không còn cơ hội để trú ngụ.

- Mặc các loại trang phục có màu sáng và che kín da thay vì quần áo tối màu để tránh tạo sự thu hút cho muỗi.

- Nếu phát hiện ra những biểu hiện của bệnh, cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị kịp thời.

Hoa Lê

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Cách phân biệt nhanh 'sốt xuất huyết' và 'sốt rét' để điều trị đúng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO