Cách sử dụng xe ô tô đúng cách trong mùa đông

Thu Hà 12/12/2022 09:27

Làm sao để kính không bị mờ, bật điều hòa bao nhiêu độ, bơm lốp thế nào là những điều mà lái xe cần phải biết khi vận hành ô tô trong mùa đông.

Để điều hòa bao nhiêu độ là phù hợp?

Nhiều tài xế thắc mắc, vào mùa đông trời rất lạnh thì lên xe nên để bao nhiêu độ, nên để sưởi ấm hay để lạnh? Theo các chuyên gia về sức khỏe, nên để nhiệt độ mà cơ thể cảm thấy dễ chịu, tức không cần phải nóng ấm so với bên ngoài mà chỉ cần không cảm thấy lạnh là được.

Như mùa đông ở miền Bắc Việt Nam, dải nhiệt độ phù hợp là khoảng 20-26 độ. Trước khi xuống xe, nên tắt điều hòa hoặc giảm nhiệt độ để cơ thể thích nghi, tránh bị sốc nhiệt khi bước ra ngoài, đặc biệt với trẻ em và người già.

Mùa đông bao giờ cũng đi kèm với sương phủ, đặc biệt trên những vùng núi cao. Những hạt nước nhỏ li ti tạo thành tấm gương phản xạ ánh sáng khiến ánh đèn chiếu thẳng vào mắt tài xế.

Theo các chuyên gia về sức khỏe, nên để nhiệt độ điều hòa mà cơ thể cảm thấy dễ chịu

Đi sương mù bật những đèn nào?

Khi đi đường sương mù, tài xế phải bật đèn pha ở chế độ chiếu gần (C) chứ không phải chế độ chiếu xa (A). Nếu bật chế độ chiếu xa thì tài xế sẽ phải đối mặt với dải sáng phản xạ ở hình B, ngược lại bật đèn chế độ gần thì dải sáng phản xạ ở hình D.

Nếu xe có đèn sương mù thì bật thêm đèn sương mù, cần thiết bật cả đèn hazard (cảnh báo nguy hiểm) để xe trước, sau dễ nhận biết.

Nếu xe không có đèn sương mù, tài xế nên mua băng dính hoặc giấy bóng màu vàng dán ra bên ngoài đèn pha để chuyển ánh sáng trắng thành ánh sáng vàng. Ánh sáng vàng có bước sóng ngắn nên khả năng khuếch tán xa.

Làm thế nào để kính lái hết mờ?

Khi đi mùa đông, nhiệt độ thấp trên kính lái khiến lượng hơi nước bên trong xe ngưng tụ bám phía trong kính lái, gây mờ. Nguyên lý để kính hết mờ tức phải giải phóng được lượng nước này, điều này sẽ giải quyết đơn giản khi sử dụng điều hòa, tức AC ON.

Khi đi mùa đông, nhiệt độ thấp trên kính lái khiến lượng hơi nước bên trong xe ngưng tụ bám phía trong kính lái, gây mờ.

Nhiều tài xế tranh cãi việc sử dụng điều hòa nóng hay lạnh thì xe hết mờ kính lái trong mùa đông, thực tế là nóng hay lạnh đều được. Ngay khi vừa bước lên xe, cách nhanh nhất để hết mờ kính là bật sưởi kính hoặc nếu không có sưởi kính thì bật điều hòa, gió to và chọn chế độ hất gió lên kính.

Khoảng vài chục giây đến một phút thì kính sẽ khô hoàn toàn, sau đó điều chỉnh cho hướng gió về cabin, không hất vào kính nữa. Lúc này bật điều hòa nóng hay lạnh sao cho người trên xe tải thấy thoải mái là được, kính sẽ không bị mờ nữa.

Có nên thay dầu vào đầu mùa đông?

Nếu xe bạn mới thay dầu trước đó không lâu thì không cần thay mới, nhưng đã lâu không thay dầu thì dù chưa đến thời điểm cũng nên kiểm tra chất lượng dầu nhớt và thay mới. Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông có thể khiến các chất lỏng như dầu trong động cơ đặc hơn, ảnh hưởng tới khả năng khởi động máy. Vì vậy nên thay vào đầu mùa để chất lượng dầu tốt nhất.

Ngoài dầu nhớt, tài xế nên kiểm tra cả nước mát, nước rửa kính... và những loại chất lỏng khác trên xe.

Mùa đông nên bơm lốp thế nào?

Nguyên tắc an toàn là mùa hè bơm non và mùa đông bơm đúng. Ví dụ, lốp xe cần 2,2 kg/cm2 thì mùa hè chỉ cần bơm 2 kg/cm2 còn mùa đông bơm đúng 2,2 kg/cm2. Mùa đông bề mặt lốp có thể co, vì vậy nếu không đủ hơi để phồng lốp sẽ khiến rạn bề mặt khi nhiệt độ nóng trở lại.

Nguyên tắc an toàn là mùa hè bơm non và mùa đông bơm đúng

Có nên chạy không tải một lúc trước khi khởi hành?

Với xe hiện nay thì không cần bởi lẽ với chất lượng dầu nhớt hiện nay cũng như hệ thống bơm xăng điện tử hiện đại, xe có thể khởi động được ngay và ấm lên sau khi nổ máy. Sau khi máy rồ lên một lúc mới khởi động, chờ khoảng 10-20 giây để vòng tua máy ổn định là có thể lăn bánh.

Với xe đời cũ thì việc đợi xe chạy không tải một lúc là cần thiết. Tuy nhiên cũng không cần quá lâu, chỉ khoảng 30 giây là nhiều. Một số người chờ 1 phút hoặc hơn chỉ hao phí thêm xăng chứ không đạt hiệu quả.

Theo Dân Việt
Copy Link

Mới nhất

x
Cách sử dụng xe ô tô đúng cách trong mùa đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO