Cách thức các nước đang triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em

Theo Mai Trang (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nhiều quốc gia trên thế giới đang tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-15 tuổi và dưới 12 tuổi để bảo vệ nhóm đối tượng trẻ tuổi trước Covid-19, tuy nhiên một số nước vẫn chưa thể triển khai do thiếu nguồn cung.

Khi trường học mở cửa trở lại, các hạn chế Covid-19 được nới lỏng và biến thể Delta vẫn lây lan trên toàn thế giới, các bậc phụ huynh đang lo ngại về cách bảo vệ tốt nhất cho những đứa trẻ chưa được tiêm chủng.

Dữ liệu trước đó cho thấy, trẻ em ít có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Delta đã làm thay đổi tình hình.

Nhiều quốc gia có thu nhập cao như Mỹ và hầu hết các nước Liên minh châu Âu (EU), đã tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, nay cho phép tiêm chủng cho nhóm ít tuổi hơn. Trong khi đó, tình trạng bất bình đẳng vaccine vẫn tồn tại trên toàn cầu. Tại một số nước vẫn chật vật để tiêm mũi thứ nhất và mũi thứ hai cho đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, việc tiêm chủng cho trẻ em là một “giấc mơ xa vời”.

Cách thức các nước đang triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em ảnh 1
Nhiều nước trên thế giới đang triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em. Ảnh minh họa: Getty Images

Các nước tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tuổi

Cuba đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 2 tuổi vào tháng 10. Chính phủ Cuba sử dụng vaccine nội địa và nói rằng chúng an toàn với trẻ nhỏ. Kế hoạch ban đầu của Cuba là tập trung tiêm chủng cho các nhân viên y tế, người cao tuổi và người sống ở khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Sau đó, do sự gia tăng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở trẻ em vì biến thể Delta lây lan nhanh chóng, nước này cũng đã ưu tiên tiêm chủng cho trẻ em để có thể mở cửa lại trường học một cách an toàn.

Trong suốt đại dịch, hầu hết các lớp học trực tiếp ở Cuba đã phải tạm dừng. Thay vào đó, học sinh chủ yếu học qua các chương trình truyền hình giáo dục, vì nhiều gia đình vẫn chưa có Internet.

Chile, Trung Quốc, El Salvador và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng đã phê duyệt vaccine cho trẻ nhỏ. Ở Chile, trẻ em từ 6 tuổi trở lên có thể tiêm vaccine Sinovac, trong khi ở Trung Quốc, vaccine Sinovac và CoronaVac được phép sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi. Tại El Salvador, trẻ em dưới 6 tuổi có thể sẽ sớm được tiêm chủng. Ở UAE, nơi vaccine Sinopharm được chấp thuận cho trẻ em từ 3 tuổi, chính phủ nói rằng việc tiêm chủng là không bắt buộc.

Tại Mỹ, trẻ em từ 5-11 tuổi có thể đủ điều kiện tiêm vaccine vào mùa Thu này, sau khi được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận. Giám đốc điều hành của Pfizer cho biết, công ty có kế hoạch gửi dữ liệu về vaccine từ các nghiên cứu liên quan đến nhóm 5-11 tuổi vào cuối tháng 10.

Các nước tiêm chủng cho trẻ em 12-15 tuổi

Anh thận trọng hơn nhiều nước châu Âu khác trong việc tiêm chủng cho trẻ em. Trẻ em ở Anh từ 12-15 tuổi sẽ có thể được tiêm vaccine Covid-19, theo lời khuyên từ giới chức y tế.

Vào cuối tháng 5, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã phê duyệt việc sử dụng vaccine Pfizer/BioNtech cho trẻ em từ 12-15 tuổi, dựa trên một thử nghiệm cho thấy phản ứng miễn dịch ở nhóm tuổi đó tương đương với phản ứng miễn dịch ở những người từ 16-25 tuổi. EMA đã phê duyệt vaccine Moderna cho trẻ 12-15 tuổi vào cuối tháng 7.

Pháp, Đan Mạch, Đức, Ireland, Italy, Tây Ban Nha và Ba Lan nằm trong số các quốc gia EU đã triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ 12-15 tuổi.

Thụy Sĩ đã tiêm chủng cho trẻ em kể từ tháng 6. 

Thụy Điển sẽ tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-15 tuổi vào cuối mùa Thu, Thủ tướng Stefan Lofven cho biết.

Trong khi đó, Anh hiện tại không có kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tuổi, theo Chris Whitty, Giám đốc y tế của Anh.

Ông Whitty cho biết, việc tiêm chủng cho trẻ em từ 12-15 tuổi được thực hiện với hy vọng giảm sự lây lan của virus trong trường học. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng tiêm chủng không phải là một “viên đạn bạc” và các biện pháp giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh cần được duy trì. Hiện tại, giới chức y tế Anh khuyến nghị tiêm một liều vaccine cho trẻ từ 12-15 tuổi.

Các nước gặp khó khăn trong việc tiêm chủng cho trẻ em

Trong khi hơn 42% dân số toàn cầu đã tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19, chỉ 1,9% người dân ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một mũi. Do vậy, vẫn còn hàng tỷ người trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do Covid-19.

Haiti mới chỉ nhận được những liều vaccine đầu tiên vào tháng 7, với 500.000 liều vaccine do Mỹ tài trợ thông qua chương trình COVAX. Tới nay, chưa tới 1% trong số 11,4 triệu dân của Haiti, trong đó gần 1/3 là dưới 14 tuổi, đã được tiêm chủng.

Mặc dù cho đến nay, chưa có quốc gia nào loại bỏ hoàn toàn việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em, nhưng sự do dự về vaccine giữa các nhà hoạch định chính sách có thể đóng một vai trò quan trọng ở các quốc gia dường như không chắc chắn về việc tiêm chủng cho trẻ em.

Ở Cộng hòa Dân chủ Congo, chỉ hơn 120.000 liều vaccine đã được sử dụng, tương đương chưa tới 0,1% dân số trong số 90 triệu dân của đất nước được tiêm chủng. Vào tháng 9, Cộng hòa Dân chủ Congo đã nhận được 250.000 liều vaccine Moderna do Mỹ viện trợ thông qua COVAX.

Tuy nhiên, sự hoài nghi về vaccine tại quốc gia Trung Phi này vẫn ở mức cao.

Vào tháng 3, hơn 1,7 triệu liều vaccine AstraZeneca đã đến Kinshasa, nhưng chính phủ đã trì hoãn việc triển khai tiêm vaccine khi có báo cáo về các ca đông máu hiếm gặp sau khi tiêm chủng. Sau đó, quốc gia này đã bán khoảng 75% lô hàng vaccine.

Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Félix Tshisekedi đã tiêm vaccine Covid-19 và nói “bằng hành động này, tôi muốn cho người dân thấy rằng tiêm vaccine là điều thực sự cần thiết và không cần phải lo lắng”. Tổng thống Tshisekedi nói rằng, vợ ông cũng đã tiêm vaccine và kêu gọi những người khác đi tiêm chủng vì “điều này cứu sống chúng ta”.

Sự thay đổi trong thông điệp có thể giúp tăng tỷ lệ tiêm chủng trong những tháng tới. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ điều đó sẽ tác động như thế nào đến việc tiêm chủng cho trẻ em ở một quốc gia vẫn tràn làn những thông tin sai lệch về vaccine, và vào đầu năm nay, khoảng 70% nhân viên y tế cho biết sẽ không tiêm chủng.

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.