Cái kết có hậu cho chàng sinh viên nhà nghèo hiếu học

(Baonghean.vn) - Từ bức tâm thư đầy xúc động, chàng sinh viên trường Đại học Vinh đã được tiếp tục đến trường sau 2 năm nghỉ học để đi làm thuê kiếm tiền nuôi cha mẹ già bệnh tật. 

Nguyễn Văn Quyết (SN 1995, xóm 12, xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cha mẹ đã già, bệnh tật liên miên, 2 chị gái đều đã lập gia đình và đi làm ăn xa, kinh tế nhiều khó khăn nên không thể phụ giúp.

Năm 2013, Quyết thi đỗ vào Khoa Xây dựng của Trường Đại học Vinh, với số điểm 18,5. Dù nhà nghèo, nhưng vốn ham học, Quyết vẫn nài nỉ bố mẹ cho nhập học. Nhà làm ruộng, bao nhiêu thu nhập ít ỏi từ ruộng vườn bố mẹ Quyết dành đầu tư hết cho con trai mình học hành. Khi Quyết đang theo học năm thứ 2, bà Lê Thị Hồng (mẹ Quyết) lâm bệnh nặng và cần phải mổ ngay mới cứu được tính mạng. Còn ông Nguyễn Văn Huynh - bố Quyết sức khoẻ yếu, đầu óc lại không được tỉnh táo.

1
Nguyễn Văn Quyết hiện là chỗ dựa duy nhất của bà Hồng những lúc ốm đau. Ảnh: Thiên Thiên

Sự học của Quyết theo đó càng khó khăn hơn bao giờ hết. Tiền thuốc thang cho mẹ, tiền học phí, bao nhiêu khoản phải chi tiêu cho sinh hoạt của cả nhà lúc bấy giờ chẳng biết trông cậy vào ai. Quyết kể lại: “Em phải túc trực mẹ liên tục ở viện vì bố không đủ sức chăm sóc mẹ. Trong nhà trở nên túng quẫn nên học xong năm thứ 2 em đành bỏ học giữa chừng và không xin bảo lưu”.

Năm 2015, mẹ Quyết qua cơn nguy kịch, Quyết vào miền Nam xin đi làm công nhân, từ phụ hồ, nổ mìn. Được bao nhiêu tiền Quyết gửi về cho bố mẹ, phần nhỏ còn lại cậu dành trả tiền trọ, ăn uống. Sau đó, bố mẹ biết được Quyết làm việc cực nhọc, nhiều rủi ro, bèn tức tốc dục con về quê, dù nghèo đói nhưng ông Huynh và bà Hồng không thể để con trai lâm vào cảnh hiểm nguy.

Quyết trở về nhà nhưng vẫn hàng ngày đi làm thêm để tiếp tục nuôi dưỡng bố mẹ. Lúc làm gia sư, khi phụ hồ. Việc nào kiếm ra tiền Quyết không ngại khó, ngại khổ mà chăm chỉ làm hết sức mình. Hôm nào không có việc, cậu ở nhà giúp bố mẹ cày cuốc ruộng vườn, cắt cỏ cho bò ăn...

1
Ngoài thời gian đi làm thêm, Quyết cáng đáng mọi công việc trong gia đình, từ cày cuốc, cắt cỏ... Ảnh: Thiên Thiên

Nghỉ học đến nay đã gần 2 năm, Quyết chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ trường, lớp. Quyết tâm trở lại trường đã thôi thúc chàng sinh viên nhà nghèo viết tâm thư gửi lên hiệu trưởng Trường Đại học Vinh với mong muốn được đi học trở lại. “Em đã viết một bức thư gửi riêng cho thầy hiệu trưởng kèm theo một đơn xin được tiếp tục đi học cách đây không lâu. Em cũng hy vọng sẽ có điều kì diệu xảy ra, dù em biết việc nghỉ học không bảo lưu trước đây của em là sai quy định.”, Quyết chia sẻ.

Trong thư gửi Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, Quyết viết rằng: “Năm 2015, gia đình em xảy ra nhiều biến cố: Chị gái đầu lấy chồng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị là lao động chính trong nhà và nuôi hai con ăn học; Chị thứ 2 không được may mắn lấy phải người chồng rượu chè, cờ bạc lâm vào cảnh nợ nần. Gia đình bao bề khó khăn như vậy sức khỏe mẹ cũng trở nên xấu hơn mang trong mình nhiều căn bệnh trong cơ thể. Mẹ chỉ làm được những công việc tại nhà kiếm từng đồng chăm lo cho bữa cơm gia đình. Thiếu thốn, khó khăn em đã suy nghĩ và quyết định nghỉ học để đi làm kiếm tiền giúp mẹ mà không hề nghĩ rằng mình sẽ quay lại học tiếp cái ước mơ dang dở của mình. Hai năm bươn chải ngoài xã hội làm đủ mọi nghề nào là phụ hồ, làm nhựa lõi thép hay làm thợ mìn ở công trường nhưng chưa bao giờ em hết khao khát được học tập và được cầm tấm bằng về khoe mẹ và cha, cầm tấm bằng đi xin việc có thu nhập ổn định hơn. Sau 2 năm tích góp cùng với sức khỏe mẹ cha ổn định hơn, em rất muốn nhận được sự thông cảm, sự ân xá của nhà trường, ban giám hiệu có thể cho em thêm một cơ hội quay lại tiếp tục ngành học của mình.”

1
Bức tâm thư của Quyết gửi Hiệu trưởng trường Đại học Vinh. Ảnh: Thiên Thiên

Từ những lời lẽ chân thật, xúc động, cùng nguyện vọng thiết tha được quay trở lại trường, mới đây, chàng sinh viên Nguyễn Văn Quyết đã vô cùng bất ngờ khi nhận được quyết định của Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh. Đó là Quyết định số 772/QĐ – ĐHV của Ban giám hiệu Đại học Vinh về việc cho sinh viên Nguyễn Văn Quyết trở lại tiếp tục theo học ngành Kỹ thuật xây dựng, Khoa Xây dựng tại trường Đại học Vinh có hiệu lực từ ngày ký (tức ngày 28/4/2017). Quyết định này được ký bởi PGS.TS Ngô Đình Phương - Phó Hiệu trưởng nhà trường.

1
Quyết định của Trường Đại học Vinh về việc cho Quyết được quay trở lại trường. Ảnh: Thiên Thiên

Chia sẻ với Báo Nghệ An, Quyết không khỏi xúc động: “Thật sự em không nghĩ nhà trường sẽ cho phép em quay lại học vì em biết mình làm sai quy định. Thậm chí, em luôn nghĩ đến việc tiếp tục đi phụ hồ kiếm tiền để năm sau thi lại. Vì vậy, em thật sự rất mừng và muốn gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và thầy cô Trường Đại học Vinh rất nhiều…”

Thiên Thiên

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.