Cái khó nơi tâm dịch huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đại dịch Covid-19 bùng phát, chỉ sau 4 ngày, huyện biên giới Kỳ Sơn đã phát hiện 9 ca nhiễm với hàng trăm F1, F2 liên quan. Bản nghèo La Ngan và Lưu Tiến (xã Chiêu Lưu) cùng chính quyền huyện Kỳ Sơn đang hết sức nỗ lực để khống chế dịch bệnh.

Bản nghèo lao đao

Bên giàn bầu cuối mùa, bà Moong Thị Phân ở bản La Ngan, xã Chiêu Lưu đang tìm vặt những ngọn non cuối cùng, những lá già cũng được bà hái cho vào túi. Đây là tất cả nguyên liệu cho bữa tối của gần 10 con người trong gia đình bà. Nhà bà Moong Thị Phân có 2 người con trai, một người con dâu đang ở cữ và 5 đứa cháu. Chồng bà là ông Moong Văn Liên bị tâm thần gần 20 năm. Hai người con trai của bà cũng chẳng được bình thường như bao người khác.

Bà Moong Thị Phân chuẩn bị bữa trưa cho gia đình. Ảnh: Thành Cường
Bà Moong Thị Phân chuẩn bị bữa trưa cho gia đình. Ảnh: Thành Cường

Đại dịch Covid-19 bùng phát, bản nghèo La Ngan bị phong tỏa, người dân hạn chế đi lại để phòng, chống dịch. Bó chân ngồi một chỗ, không đi rẫy được, nhà bà Phân thiếu ăn nghiêm trọng. “Mấy bữa nay không đi rừng được nên chỉ tìm thức ăn quanh nhà như cà dại, lá bầu,… Gạo hôm qua được phát chắc còn đủ cho 2 ngày nữa” - không thạo tiếng phổ thông bà Phân nhờ chị Vi Thị Loan, Bí thư Chi bộ bản La Ngan phiên dịch hộ.

Cách nhà bà Mong Thị Phân mấy nếp nhà, ông Ven Văn Xân cùng vợ và 4 đứa cháu đang ngồi trước cửa chờ được đi lấy mẫu xét nghiệm. Vợ chồng ông cùng các cháu vừa từ rẫy trở về.  Ông Xân cũng có hai người con trai. Cả hai đều đi làm thuê trong Nam, để lại 4 đứa cháu cho ông bà chăm. Khi các cháu nghỉ hè, ông dắt đi ở luôn trên rẫy. Ngày trở về, ông bà bàng hoàng khi chứng kiến chốt phong tỏa đầu bản. Những người lạ mặc kín bộ đồ màu xanh đi thành từng nhóm. Công an, dân quân xuất hiện nhiều hơn. Ông càng lo lắng hơn khi nhận được thông báo, phải ở nhà không được đi đâu để phòng, chống dịch. “Không được lên rẫy, mọi thực phẩm, đồ dùng không mang về được, mấy ngày tới con cháu không biết ăn cái gì đây” - ông Xân nói.

Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Theo chị Vi Thị Loan - Bí thư Chi bộ bản cho biết: La Ngan có 148 hộ, 756 nhân khẩu,100% là người Khơ Mú. Bản có đến 80% hộ nghèo và cận nghèo. Người dân ở đây sống chủ yếu vào rừng và làm rẫy. Tuy nhiên 3 năm gần đây, rẫy liên tục mất mùa nên người dân gặp nhiều khó khăn. Dịch Covid bùng phát, bản phải thực hiện cách ly y tế, cuộc sống người dân hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ của chính quyền và các đoàn từ thiện.

Sau bản La Ngan, ngày 20/7, bản Lưu Tiến xã Chiêu Lưu cũng buộc phải thiết lập vùng cách ly y tế khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn. Bản Lưu Tiến nằm tách biệt bên sông Nậm Mộ, có 162, với 870 khẩu, gần 100% là người dân tộc Khơ Mú, có đến 60% là hộ nghèo và cận nghèo.

Toàn cảnh bản La Ngan xã Chiêu Lưu huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Thành Cường
Toàn cảnh bản La Ngan, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Thành Cường

“Để giúp dân phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như hỗ trợ vốn, cho giống cây, triển khai các mô hình chăn nuôi vịt, bò lai nhưng vẫn không hiệu quả. Cuộc sống người dân không có thay đổi nhiều. Phần lớn do người dân địa phương vẫn còn lạc hậu, nhiều hủ tục, chưa thay đổi được thói quen, tập quán sản xuất cũ nên sản lượng, hiệu quả thấp. Đặc biệt, ở đây có đến trên 50% người dân ở lứa tuổi trung niên trở đi bị mù chữ. Có nhiều người còn không biết nói tiếng phổ thông nên người dân ít giao lưu bên ngoài cũng như khó tiếp cận khoa học công nghệ trong sản xuất.

Sau khi xảy ra dịch bệnh, hai bản thực hiện cách ly y tế để chống dịch, người dân gặp nhiều  khó khăn. Lương thực, thực phẩm dự trữ gần như không có, người dân chủ yếu sống dựa vào nguồn hỗ trợ của huyện, và tổ chức, cá nhân quyên góp ủng hộ. Riêng xã cũng đã hỗ trợ nhu yếu phẩm, mì tôm, gạo,… cho bà con trong khu cách ly y tế. Tuy nhiên, là xã nghèo, với gần 7000 dân, đông gấp 3 lần trung bình dân cư của các xã ở Kỳ Sơn, Chiêu Lưu không đủ sức để chăm lo được toàn phần cho người dân La Ngan và Lưu Tiến” - ông La Đức Thoại - Chủ tịch UBND xã Chiêu Lưu nói.

Chung sức chống dịch

Đến thời điểm này, huyện Kỳ Sơn đã và đang thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, như: siết chặt quản lý khu cách ly y tế bản La Ngan và Lưu Tiến; vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời thực hiện việc cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm đảm bảo cuộc sống cho người dân trong khu phong tỏa và khu cách ly.

Kỳ Sơn thực hiện thiết lập khu cách ly y tế ở hai bản La Ngan và Lưu Tiến để phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Thành Cường
Kỳ Sơn thực hiện thiết lập khu cách ly y tế ở hai bản La Ngan và Lưu Tiến để phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Thành Cường

“Huyện Kỳ Sơn đã đã huy động các lực lượng y tế, Công an, Quân sự, Dân quân tự vệ của huyện và xã Chiêu Lưu triển khai các lực lượng phòng, chống dịch. Kịp thời điều tra truy vết, chuyển F1 đi cách ly tập trung, phun khử khuẩn các khu vực nguy cơ. Huyện cũng đã tổ chức, tuyên truyền vận động bà con nhân dân huyện nhà hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các hộ dân trong khu phong tỏa” - ông Nguyễn Hữu Minh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết.

Với phương châm “cương quyết không để cho nhân dân đói”, đáp ứng tốt hơn nhu yếu phẩm cho người dân, huyện Kỳ Sơn đã phân công Ủy ban MTTQ huyện làm đầu mối tiếp nhận, phân phối và bảo đảm phân phát phù hợp lương thực, thực phẩm, hàng cứu trợ. Ủy ban MTTQ huyện đã kêu gọi các xã, thị trấn của huyện, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, chung tay hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Người dân đi nhận lương thực, thực phẩm hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Ảnh: Thành Cường
Người dân đi nhận lương thực, thực phẩm hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Ảnh: Thành Cường

Dẫu có nhiều cố gắng nhưng rõ ràng, nguồn lực chống dịch của huyện Kỳ Sơn rất hạn hẹp. Hơn bao giờ hết, người dân La Ngan và Lưu Tiến nói riêng, huyện Kỳ Sơn nói chung vẫn đang cần sự chung tay, góp sức chống dịch Covid-19 từ các cấp, ngành, tổ chức, nhà hảo tâm. 

Những tấm lòng hướng về La Ngan, Lưu Tiến, xin liên hệ ông Hồ Đình Quế - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Kỳ Sơn. SĐT 0916.457.418; hoặc ông Lô Minh Nhàn - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Kỳ Sơn, SĐT 0945.546.569.

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.