Cải tiến chữ quốc ngữ: Khó khả thi!

Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái chiều của các nhà ngôn ngữ học và cộng đồng.

PGS.TS Phạm Văn Tình - Ảnh: V.V.TUÂN
PGS.TS Phạm Văn Tình - Ảnh: V.V.Tuân

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học VN - cho biết:

- Từ khi chữ quốc ngữ ra đời, trải qua hàng trăm năm với nhiều đề xuất cải tiến, thay đổi, nhưng đều khó khả thi. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã có nhiều đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ. GS Hoàng Phê từng soạn dự thảo cải tiến chữ quốc ngữ dài 60 trang.

* Vậy ông nghĩ gì về đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ đang gây xôn xao dư luận?

- PGS.TS Bùi Hiền là một nhà ngôn ngữ học, nhà giáo đáng kính, và việc ông quan tâm đến việc cải tiến chữ quốc ngữ rất đáng trân trọng. Chỉ có điều bây giờ khơi lại vấn đề này thì lạc lõng quá.

Chữ quốc ngữ từ khi hình thành và đi vào cuộc sống đã bộc lộ nhiều bất hợp lý. Vì số hệ thống chữ Latin không đủ, tương ứng với hệ thống âm vị tiếng Việt nên người ta phải sáng tạo chữ khác để ghi cho đủ như: đ, ă, ô, ơ, ư, nh, ng(h), th, tr... Những bất hợp lý đó nhiều nhà nghiên cứu nhận ra từ trước và tìm cách cải tiến nhưng không được. 

Lý do rất đơn giản bởi chữ quốc ngữ đã ăn sâu vào trong tiềm thức và được cộng đồng chấp nhận, sử dụng hàng trăm năm nên thay đổi là điều rất khó. 

Chỉ một thay đổi trong hệ thống tiếng Việt sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy như sách giáo khoa phải viết lại, cách viết của học sinh phải thay đổi, các văn bản nhà nước phải làm lại, hàng triệu người phải thay đổi cách đọc, cách viết...

Ngoài ra, ý kiến của ông Bùi Hiền là một báo cáo được đưa vào kỷ yếu hội thảo về ngôn ngữ học tháng 9-2017 do Hội Ngôn ngữ học VN và Đại học Quy Nhơn tổ chức. 

Vậy nên tôi hơi ngạc nhiên vì đề xuất đó không đáng bị quan tâm quá đà đến vậy. Có thể thấy lạ nên cộng đồng phản ứng quá mạnh mẽ, thậm chí có những lời lẽ miệt thị, cho rằng người đề xuất là điên khùng.

Tôi chưa đọc toàn bộ công trình của ông Bùi Hiền và ông cũng nói mới đưa ra một vài đề xuất ban đầu. Nên chúng ta không phải lo ngại rằng chỉ vì ý kiến của ông ấy mà mai mốt chúng ta sẽ phải đọc một văn bản với những ký tự hoàn toàn khác hiện nay. 

Trước đây, GS Cao Xuân Hạo từng có quan điểm phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết với nhiều nhân tố hợp lý, nhiều nhà khoa học ủng hộ. Nhưng nếu thực hiện thì sẽ có nhiều hệ lụy, bởi từ trước đến nay chúng ta vẫn viết câu theo cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ.

Học sinh lớp 1 ở Nam Trà My (Quảng Nam) học đánh vần tiếng Việt - Ảnh: TIẾN THÀNH
Học sinh lớp 1 ở Nam Trà My (Quảng Nam) học đánh vần tiếng Việt - Ảnh: Tiến Thành

* PGS có thể nói thêm về những điểm chưa hợp lý của chữ quốc ngữ?

- Ưu điểm của chữ quốc ngữ rất rõ là hệ thống chữ ghi âm và chính âm, chính tả đi với nhau. Nói sao viết vậy. Chính sự đơn giản, tiện lợi đó mà nó được phổ cập nhanh, học đơn giản. Còn bất hợp lý là hệ thống chữ để tương đương với các âm vị không đồng nhất, không giống nhau. 

Thường mỗi âm vị phải tương đương với một ký hiệu. Nhưng hiện nay có một âm vị mà có đến ba ký hiệu như c, q, k; hoặc hai ký hiệu như ng, ngh... Các chữ cái c, k, q có thể giản tiện hợp nhất thành một ký tự c hoặc k. Tuy nhiên, chỉ cần thay đổi một chi tiết này đã gây ra sự hỗn loạn trong hệ thống văn bản và giáo dục rồi.

* Ngôn ngữ mạng và ngôn ngữ giới trẻ ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình phát triển của tiếng Việt?

- Ngôn ngữ giới trẻ nhiều khi hơi quá đà với tiếng lóng, ký tự quy ước chỉ dùng trong cộng đồng nhỏ, nhưng không đến nỗi đáng ngại như mọi người nghĩ. 

Ngôn ngữ mạng hay ngôn ngữ giới trẻ đều ký sinh trong lòng ngôn ngữ dân tộc, trên nền tảng ngôn ngữ chung của toàn dân. Có điều là tuy không tác động lớn nhưng dễ tạo cảm giác làm mọi người hiểu sai, đánh giá không đúng là tiếng Việt có sự biến đổi.

Từng có nhiều đề xuất cải tiến

Từ những năm đầu thế kỷ 20 đã có nhiều người như GS Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Vĩnh, Ngô Thúc Lanh, Lê Khả Kế, Hoàng Phê, Nguyễn Lân... đều đã bàn về việc cải tiến hệ thống chữ viết, chuẩn hóa tiếng Việt, nhưng đều không khả thi.

Vậy nên đặt vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ sẽ không khả thi. Tự thân tiếng Việt cũng có sự thay đổi để bớt dần những bất hợp lý.

Đề xuất của ông Bùi Hiền trở thành lạc lõng, không được đại đa số cộng đồng ủng hộ là vì vậy. Nhưng đó là nghiên cứu hàng chục năm của tác giả và chưa hoàn thiện. Đây cũng chỉ là một đề xuất cá nhân, nên cộng đồng không phải lo lắng quá.

Theo TTO

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.