Cận ảnh ngôi nhà còn lại của 'Bá Kiến' trong truyện Chí Phèo

Ngôi nhà ba gian đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, dựng bằng 16 cột gỗ lim, có lịch sử hơn 100 năm.

Ngôi nhà thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, xây dựng trên khu đất rộng chừng 900m2, mang đặc trưng của vùng thôn quê Bắc Bộ những năm đầu thế kỷ 20.

Ngôi nhà vốn thuộc sở hữu của ngụy viên Bắc kỳ Bá Bính. Người này có tên thật là Trần Duy Bính (không rõ năm sinh, mất năm 1946) - được cố nhà văn Nam Cao xây dựng thành nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.

Hiện, ngôi nhà đã 105 tuổi, trải qua nhiều đời chủ những vẫn giữ được lối kiến trúc nguyên bản từ nền móng, cột kèo, mái ngói, sân vườn...

Nhà ba gian theo truyền thống người Việt, phía trước là khoảng sân gạch rộng hơn 50 m2, ngăn với bậc thềm bằng tấm liếp giúp chống mưa, nắng.

Hơn 20 người thợ đã thi công trong gần một năm để hoàn thiện.

16 cột trong nhà và các chi tiết gỗ đều làm từ gỗ lim.

Nóc thượng ốc của ngôi nhà có khắc dòng chữ Nho, ghi thời gian xây nhà vào năm 1910. Mái lợp duy nhất một loại ngói theo kiểu bít đốc, hai đầu bờ nóc có đấu vuông giật cấp.

Hiện phần mái ngói vẫn được giữ nguyên bản, chỉ có màu sắc là bạc đi theo thời gian.

Chân cột được kê đá tảng - loại đá xanh được đẽo gọt công phu.

Trên văng, kèo, li tô được chạm khắc cầu kỳ.

Trước kia ngôi nhà có tranh, ảnh, hoành phi…, nhưng bị bán và mối mọt nên giờ chỉ còn lại phần kiến trúc trên gỗ.

Bậc ngưỡng cửa được chồng cao hai cấp bằng gạch và gỗ.

Năm 2007, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hà Nam mua lại ngôi nhà với giá 700 triệu đồng và bàn giao cho UBND xã Hòa Hậu trông coi, đón tiếp du khách đến tham quan, học tập, tìm hiểu.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.