Cán bộ xã chia sẻ mô hình nuôi dế, tắc kè hoa cùng dân bản

Đào Thọ - Đình Tuân

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Vốn có niềm đam mê nên chỉ sau một lần tiếp xúc, Lang Văn Hiển đã quyết tâm làm giàu từ việc nuôi dế, tắc kè. Cái cách làm của Hiển cũng khiến nhiều người phải ngạc nhiên, đó là việc anh vừa nuôi dế thương phẩm vừa làm thức ăn cho tắc kè.

Trong căn nhà nhỏ ở bản Na Tổng (xã Tam Thái, huyện Tương Dương), Lang Văn Hiển (SN 1984) đang cặm cụi kiểm tra hơn chục thùng dế hơn tuần tuổi của mình. Thấy khách vào, anh niềm nở khoe đàn dế đang bám chi chít trên các lá cây. Nghe tiếng động, đàn dế rào rào chạy xuống đáy thùng ẩn nấp.

Mô hình nuôi dế của Lang Văn Hiển. Ảnh: Đào Thọ
Mô hình nuôi dế của Lang Văn Hiển. Ảnh: Đào Thọ

Bên chén nước trà, Lang Văn Hiển tâm sự rằng, đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, tuy khá bận rộn nhưng anh vẫn duy trì đam mê với việc nuôi các loại côn trùng, bò sát. Năm 2016, nhân một lần sang huyện Quỳ Châu, được thưởng thức món dế rang khiến anh thích thú vô cùng. Về nhà, Hiển tìm hiểu cách nuôi, cách chăm sóc và quyết tâm làm giàu từ loài côn trùng này.

Sau khi chuẩn bị nhà nuôi, thùng, năm 2017, Lang Văn Hiển xuống thành phố Vinh mua giống dế về ươm thử. Sau hơn một tuần, anh vui mừng khi thấy từng đàn dế nhỏ li ti như kiến bám dày đặc quanh các thùng. Tuy nhiên, niềm vui ấy chẳng được bao lâu thì đàn dế chết như ngả rạ. “Thời tiết quá lạnh cộng với kinh nghiệm nuôi của mình chưa nhiều nên dế chết hết” - Lang Văn Hiển nói.

Lang Văn Hiển kiểm tra các thùng dế nuôi. Ảnh: Đào Thọ
Lang Văn Hiển kiểm tra các thùng dế nuôi. Ảnh: Đào Thọ

Tuy nhiên, thất bại ấy lại càng làm anh quyết tâm hơn. Trong khi đó, những người dân ở bản vùng cao này thấy việc làm của anh “chẳng giống ai”. Họ cho rằng dế là loài côn trùng sống trong tự nhiên thì làm sao mà nuôi được. Ấy vậy mà anh vẫn miệt mài bắt tay vào làm lại từ đầu. Rút kinh nghiệm của thất bại lần trước, Hiển mạnh dạn đầu tư thêm các bóng đèn sưởi ấm cho dế. Tổng số tiền bỏ ra theo Hiển cũng lên tới gần 40 triệu đồng.

Thức ăn của dế là các loại rau củ được trồng trong vườn nhà. Ảnh: Đình Tuân
Thức ăn của dế là các loại rau, củ được trồng trong vườn nhà. Ảnh: Đình Tuân

Từ đó, 11 thùng dế với diện tích mỗi thùng chừng 2 mét vuông của Lang Văn Hiển lớn nhanh như thổi. “Dế là loài ăn rau cỏ nhưng phải biết cách chăm sóc và theo dõi từng ngày nên cũng rất vất vả. Bù lại chúng lại cho thu hoạch nhanh, chỉ hơn 1 tháng là có thể cho thu hoạch nên dễ thu hồi vốn” - Lang Văn Hiển cho biết.

Đàn dế hơn 1 tuần tuổi. Ảnh: Đình Tuân
Đàn dế hơn 1 tuần tuổi. Ảnh: Đình Tuân

Tính ra, mới thực hiện nuôi lại nhưng năm 2018 Hiển đã có thu hoạch 4 lứa dế. Hiện tại, mỗi kg dế bán ra thị trường với giá từ 200 - 250 nghìn đồng nên đến thời điểm này mô hình của Hiển đã thu được gần 20 triệu đồng.

Hiện nay, anh đang đầu tư xây dựng chuồng trại và nuôi thử nghiệm tắc kè rừng, loại tắc kè này được anh mua từ dân bản với giá từ 150-170 nghìn đồng/con. Thức ăn chính của tắc kè chính là những con dế. Ngoài ra, anh còn đầu tư mua bóng đèn dụ côn trùng để làm thức ăn bổ sung cho chúng. Chính nhờ đảm bảo được nguồn thức ăn nên tắc kè của Hiển phát triển rất tốt.

Tắc kè rừng, một mô hình mới của Lang Văn Hiển. Ảnh: Đào Thọ
Tắc kè rừng, một giống con mới đang được Lang Văn Hiển nuôi thử nghiệm. Ảnh: Đào Thọ

Hiện nay, với kinh nghiệm và hiệu quả từ mô hình, Hiển đang cung cấp dế giống và chuyển giao kỹ thuật cho nhiều nông dân trong xã. Theo đánh giá của anh, các hộ được anh chuyển giao kỹ thuật và giống đều phát triển tốt và cho thu nhập khá. 

Lang Văn Hiển hy vọng mô hình nuôi dế sẽ giúp đỡ được nhiều hộ nông dân của địa phương vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình./.  

tin mới

Kiểm ngư Nghệ An tuyên truyền và nhắc nhở 1 chủ tàu cá vi phạm khi đánh bắt

Nhiều tàu cá Nghệ An còn bị mất kết nối VMS trên biển

(Baonghean.vn) - Đó là một trong những vấn đề được nêu tại hội nghị trực tuyến sáng nay (28/9) do Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức với sự tham gia của các bộ, ngành và các tỉnh ven biển.

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

(Baonghean.vn) - Trong đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An các ngày 26 - 27/9 thì huyện Quỳ Châu là địa phương thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 1.000 hộ dân bị ngập. Sau khi nước rút, nhiều công trình, hoa màu trên địa bàn bị hư hỏng nặng, tài sản của người dân chìm trong bùn đất.

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

(Baonghean.vn) - Trong khi thị trường bất động sản nhiều biến động, không có nguồn cung mới, lượng hàng bán ra “nhỏ giọt", Ecopark vẫn thanh khoản nhanh chóng, nhiều dự án được bàn giao, đưa vào vận hành. Năm 2023 là năm đánh dấu sự lấn sân của nhà sáng lập Ecopark trên thị trường cả nước.

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

(Baonghean.vn) - Thực hiện Lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du số 173 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. 

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở thành phố Vinh đã có những bứt phá mạnh mẽ. Qua đó, đã khai thác được tiềm năng vùng ven đô, tạo sinh kế cho lao động các địa phương và phục vụ du lịch.

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

(Baonghean.vn) - Bệnh cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, chính quyền địa phương các cấp, người chăn nuôi không thể chủ quan, lơ là với bệnh dịch nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi này.

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

(Baonghean.vn) - Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.