Cận cảnh 'đệ nhất giếng làng' tôn tạo tiền tỷ ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau khi tôn tạo, với quy mô hoành tráng, mỹ thuật đặc sắc, giếng Động Sơn ở xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn được nhiều người đánh giá xếp vào hàng "đệ nhất giếng", hiếm có ở Nghệ An.
Theo người cao tuổi ở địa phương, giếng Động Sơn dưới chân núi Động Sơn được người dân làng Dương Liễu đào từ hàng trăm năm trước để lấy nước sinh hoạt. Sau nhiều năm chỉ còn dấu tích, nhằm gìn giữ và bảo tồn nét đẹp truyền thống của quê hương, năm 2019, người dân làng Dương Liễu nay thuộc 2 xóm Trung Chính và De Đình, xã Trung Phúc Cường đã quyết định khôi phục tôn tạo giếng làng. Sau 5 tháng thi công, giếng Động Sơn đã khánh thành vào đầu năm 2020. Ảnh: Huy Thư
Theo người cao tuổi ở địa phương, giếng Động Sơn dưới chân núi Động Sơn được người dân làng Dương Liễu đào từ hàng trăm năm trước để lấy nước sinh hoạt. Sau nhiều năm chỉ còn dấu tích, nhằm gìn giữ và bảo tồn nét đẹp truyền thống của quê hương, 
năm 2019, người dân làng Dương Liễu nay thuộc 2 xóm Trung Chính và De Đình, xã Trung Phúc Cường đã quyết định khôi phục tôn tạo giếng làng. Sau
5 tháng thi công, giếng Động Sơn đã khánh thành vào đầu năm 2020.  Ảnh: Huy Thư
Kinh phí tôn tạo giếng (hơn 1 tỷ đồng) được huy động từ sự đóng góp của người dân địa phương, các mạnh thường quân và con em làng Dương Liễu đang sinh sống, lao động trên mọi miền Tổ quốc. Giếng được thiết kế, xây dựng công phu trên diện tích 1.216 m2, trong đó khuôn viên giếng là 796 m2 với nguyên liệu chủ yếu bằng đá xanh. Đường kính đáy giếng là 9 m, đường kính miệng giếng là 16 m. Giếng có 1 lối lên xuống duy nhất ở phía Đông được giới hạn bởi 2 cột trụ gắn liền với 2 con rồng được điêu khắc đẹp. Ảnh: Huy Thư
Kinh phí tôn tạo giếng (hơn 1 tỷ đồng) được huy động từ sự đóng góp của người dân địa phương, các mạnh thường quân và con em làng Dương Liễu đang sinh sống, lao động trên mọi miền Tổ quốc. Giếng được thiết kế, xây dựng công phu trên diện tích 1.216 m2, trong đó khuôn viên giếng là 796 m2 với nguyên liệu chủ yếu bằng đá xanh. Đường kính đáy giếng là 9 m, đường kính miệng giếng là 16 m. Giếng có 1 lối lên xuống duy nhất ở phía Đông được giới hạn bởi 2 cột trụ gắn liền với 2 con rồng được điêu khắc đẹp.  Ảnh: Huy Thư
Từ ngoài nhìn vào, bên trái cửa giếng là biển đề tên giếng khắc thư pháp trên đá và bia dẫn tích, ghi công đức hơn 100 tập thể, cá nhân đã đóng góp xây dựng tôn tạo giếng làng Động Sơn. Ảnh: Huy Thư
Từ ngoài nhìn vào, bên trái cửa giếng là biển đề tên giếng khắc thư pháp trên đá và bia dẫn tích, ghi công đức hơn 100 tập thể, cá nhân đã đóng góp xây dựng tôn tạo giếng làng Động Sơn.  Ảnh: Huy Thư
Cận cảnh bên trong lòng giếng đá Động Sơn. Ông Trần Văn Công (70 tuổi) người dân xóm Trung Chính cho biết: Ngày trước, giếng Động Sơn là nguồn nước sinh hoạt quan trọng của làng Dương Liễu. Sau này, giếng là nơi cung cấp nước cho Bệnh viện Đa khoa vùng Năm Nam. Ảnh: Huy Thư
Cận cảnh bên trong lòng giếng đá Động Sơn. Ông Trần Văn Công (70 tuổi) người dân xóm Trung Chính cho biết: Ngày trước, giếng Động Sơn là nguồn nước sinh hoạt quan trọng của làng Dương Liễu. Sau này, giếng  là nơi cung cấp nước cho Bệnh viện Đa khoa vùng Năm Nam.   Ảnh: Huy Thư
Thành giếng cao khoảng 0,8 m được lắp ghép bởi 40 phiến đá xanh và hàng chục cột đá được điêu khắc hình "tứ quý", hoa sen... cả 2 mặt. Ảnh: Huy Thư
Thành giếng cao khoảng 0,8 m  được lắp ghép bởi 40  phiến đá xanh và hàng chục cột đá được điêu khắc hình "tứ quý", hoa sen... cả 2 mặt.  Ảnh: Huy Thư
Phía ngoài thành giếng được lát rộng gần 1m làm lối đi lại xung quanh giếng. Ảnh: Huy Thư
Phía ngoài thành giếng được lát rộng gần 1m làm lối đi lại xung quanh giếng.  Ảnh: Huy Thư
Giếng thông với bên ngoài bằng một đường ống lớn. Đường ống này là nơi thoát nước cho giếng mỗi lần khảo giếng. Ảnh: Huy Thư
Giếng  thông với bên ngoài bằng một đường ống lớn. Đường ống này là nơi thoát nước cho giếng mỗi lần khảo giếng.  Ảnh: Huy Thư
Phía Nam của giếng có đặt một lư hương lớn, là nơi để dân làng thắp hương, thờ long quân chúa mạch, đồng thời tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ an nghỉ trên đỉnh núi Động Sơn. Ảnh: Huy Thư
Phía Nam của giếng có đặt một lư hương lớn, là nơi để dân làng thắp hương, thờ long quân chúa mạch, đồng thời tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ an nghỉ trên đỉnh núi Động Sơn.  Ảnh: Huy Thư
Nhằm bảo vệ giếng làng, người dân địa phương đã dựng biển "Nội quy giếng Động Sơn" gần lối ra vào với những nội dung như nghiêm cấm xả rác xuống giếng, cấm trẻ em bơi lội, tắm giặt trong giếng... quanh giếng có tường bao, có cửa ra vào, được trồng cây cảnh và đặt nhiều ghế đá để người dân đến hóng mát. Ảnh: Huy Thư
Nhằm bảo vệ giếng làng, người dân địa phương đã dựng biển "Nội quy giếng Động Sơn"  gần lối ra vào với những nội dung như nghiêm cấm xả rác xuống giếng, cấm trẻ em bơi lội, tắm giặt trong giếng... quanh giếng có tường bao, có cửa ra vào, được trồng cây cảnh và đặt nhiều ghế đá để người dân đến hóng mát. Ảnh: Huy Thư
Nói về giếng đá làng mình, ông Hoàng Nghĩa Lân - Xóm trưởng xóm Trung Chính, xã Trung Phúc Cường chia sẻ: Nhờ sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân, giếng Động Sơn được tôn tạo khang trang. Đây không chỉ là chứng tích lịch sử sinh động, lưu dấu bao ký ức của người dân, mà còn là công trình nghệ thuật đầy tự hào của quê hương. Ảnh: Huy Thư
Nói về giếng đá làng mình, ông Hoàng Nghĩa Lân - Xóm trưởng xóm Trung Chính, xã Trung Phúc Cường chia sẻ: Nhờ sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân, giếng Động Sơn được tôn tạo khang trang. Đây không chỉ là chứng tích lịch sử sinh động, lưu dấu bao ký ức của người dân, mà còn là công trình nghệ thuật  đầy tự hào của quê hương.  Ảnh: Huy Thư

tin mới

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Giải Marathon Về miền Sơn cước được tổ chức tại huyện Kỳ Sơn. Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

Kỳ Sơn làm du lịch!

(Baonghean.vn) - Huyện vùng cao biên giới Kỳ Sơn là vùng đất mang đậm giá trị bản sắc, giàu tiềm năng phát triển du lịch. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương đã và đang chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường hoạt động quảng bá.

Trao 180 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa ở huyện Đô Lương, Nghi Lộc và TP. Vinh

Trao 180 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa ở huyện Đô Lương, Nghi Lộc và TP. Vinh

(Baonghean.vn) - Ngày 13/3, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Nghệ An phối hợp với huyện Đô Lương, huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh cùng đại diện nhà tài trợ tổ chức trao tiền hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sĩ trên địa bàn.

Phụ nữ Nghệ An chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Phụ nữ Nghệ An chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

(Baonghean.vn) - Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn. Hội Phụ nữ các cấp và hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp vào phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở các địa phương và tạo ra nhiều giá trị sống cho chính hội viên, phụ nữ.

Gia cảnh éo le của cặp vợ chồng sắp cưới tử vong trong vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Gia cảnh éo le của cặp vợ chồng sắp cưới tử vong trong vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(Baonghean.vn) - Do hoàn cảnh quá khó khăn, nên dù đã về nhà chồng ở và có với nhau đứa con trai 7 tháng tuổi, nhưng cặp đôi trẻ vẫn chưa thể tổ chức đám cưới. Cả 2 dự định sau chuyến vào miền Nam làm thuê này sẽ về làm đám cưới, nhưng không may gặp nạn giữa đường.