Cận cảnh làng nghề làm giấy dó vào vụ Tết

(Baonghean.vn) - Khi hoa đào hé nở báo hiệu Xuân về cũng là lúc người dân làng nghề giấy dó ở xã Nghi Phong (Nghi Lộc) lại tất bật bước vào vụ Tết.

.

mu
Nghề làm giấy dó ở làng Phong Phú, xã Nghi Phong (Nghi Lộc) đã có từ lâu đời. Trước đây cả làng nhà nhà sản xuất giấy dó, nay chỉ còn 5 hộ làm nghề. Trung tuần tháng Chạp này, khi Tết Nguyên đán đang đến gần, công việc ở làng nghề dường như càng tất bật hơn. Ảnh: Huy Thư
Giấy dó được làm từ vỏ cây niệt được người dân ở đây lấy từ ngoài đồng, trên núi hoặc mua về từ các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Vỏ cây niệt có thể sử dụng làm tươi hoặc phơi khô cất làm giấy quanh năm. Ảnh: Huy Thư
Giấy dó được làm từ vỏ cây niệt được người dân ở đây lấy từ ngoài đồng, trên núi hoặc mua về từ các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Vỏ cây niệt có thể sử dụng làm tươi hoặc phơi khô cất làm giấy quanh năm. Ảnh: Huy Thư
Sau khi cạo sạch lớp vỏ đen phía ngoài, vỏ niệt được nấu liên tục từ 24 - 36 tiếng đồng hồ với nước vôi và đem ra đập trên đá bằng thân cây ma ca. Ông Vương Văn Tâm (60 tuổi) một người dân có hơn nửa thế kỷ làm nghề giấy dó ở xóm 3, Nghi Phong cho biết: Ngày xưa các cụ đã chọn cây ma ca làm chày giã vỏ niệt vì cây này có thớ dai, bền không bị vỡ vụn trong quá trình đập, giã mạnh. Ảnh: Huy Thư
Sau khi cạo sạch lớp vỏ đen phía ngoài, vỏ niệt được nấu liên tục từ 24 - 36 tiếng đồng hồ với nước vôi và đem ra đập trên đá bằng thân cây ma ca. Ông Vương Văn Tâm (60 tuổi) một người dân có hơn nửa thế kỷ làm nghề giấy dó ở xóm 3, Nghi Phong cho biết: Ngày xưa các cụ đã chọn cây ma ca làm chày giã vỏ niệt vì cây này có thớ dai, bền không bị vỡ vụn trong quá trình đập, giã mạnh. Ảnh: Huy Thư
Mỗi mẻ giã vỏ niệt kéo dài tầm 30 phút, phải giã đến lúc vỏ niệt nhuyễn như cháo mới có thể làm giấy. Ảnh: Huy Thư
Mỗi mẻ giã vỏ niệt kéo dài tầm 30 phút, phải giã đến lúc vỏ niệt nhuyễn như cháo mới có thể làm giấy. Ảnh: Huy Thư
Vỏ niệt giã nhỏ được tẩy trắng, cho vào chậu khuấy đều cùng với nước lã và nhựa cây bìm bìm. Căn cứ vào độ dày mỏng của giấy người thợ sẽ pha hỗn hợp vỏ niệt lỏng hay đặc. Khâu chuẩn bị nguyên liệu là vất vả nhất trong các công đoạn của nghề làm giấy dó. Ảnh: Huy Thư
Vỏ niệt giã nhỏ được tẩy trắng, cho vào chậu khuấy đều cùng với nước lã và nhựa cây bìm bìm. Căn cứ vào độ dày mỏng của giấy người thợ sẽ pha hỗn hợp vỏ niệt lỏng hay đặc. Khâu chuẩn bị nguyên liệu là vất vả nhất trong các công đoạn của nghề làm giấy dó. Ảnh: Huy Thư
Trước Tết Nguyên đán, công việc làm giấy dó của bà con ở đây trở nên tấp nập hơn. Mỗi ngày, 2 nhân công (1 người tráng, 1 người phụ) cũng có thể làm được 100 tờ giấy vuông có cạnh khoảng 0,7 - 0,8m. Ảnh: Huy Thư
Trước Tết Nguyên đán, công việc làm giấy dó của bà con ở đây trở nên tấp nập hơn. Mỗi ngày, 2 nhân công (1 người tráng, 1 người phụ) cũng có thể làm được 100 tờ giấy vuông có cạnh khoảng 0,7 - 0,8m. Ảnh: Huy Thư
Khi tráng giấy dó, hỗn hợp vỏ cây niệt được múc đổ lên khuôn làm bằng vải màn. Người thợ tráng giấy sẽ cầm khuôn lắc qua, lắc lại cho hỗn hợp dàn đều trên khuôn. Nước lã và nhựa cây bìm bìm sẽ chảy xuống phía dưới khuôn. Sau khi tráng hỗn hợp, các khuôn được đưa ra phơi nắng. Bà Vương Thị Loan (55 tuổi) - một phụ nữ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề làm giấy dó ở xóm 3, xã Nghi Phong cho biết: Trước đây làng có hơn trăm hộ làm nghề, nay chỉ còn 5 hộ giữ nghề. Nghề làm giấy dó tuy không nặng nhọc nhưng lắm công đoạn, người làm phải chịu khó, yêu nghề mới duy trì được. Ảnh: Huy Thư
Khi tráng giấy dó, hỗn hợp vỏ cây niệt được múc đổ lên khuôn làm bằng vải màn. Người thợ tráng giấy sẽ cầm khuôn lắc qua, lắc lại cho hỗn hợp dàn đều trên khuôn. Nước lã và nhựa cây bìm bìm sẽ chảy xuống phía dưới khuôn. Sau khi tráng hỗn hợp, các khuôn được đưa ra phơi nắng. Bà Vương Thị Loan (55 tuổi) - một phụ nữ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề làm giấy dó ở xóm 3, xã Nghi Phong cho biết: Trước đây làng có hơn trăm hộ làm nghề, nay chỉ còn 5 hộ giữ nghề. Nghề làm giấy dó tuy không nặng nhọc nhưng lắm công đoạn, người làm phải chịu khó, yêu nghề mới duy trì được. Ảnh: Huy Thư 
Theo người dân địa phương, mỗi mẻ giấy được phơi tầm 3 - 4 tiếng đồng hồ. Nắng càng to, màu giấy càng đẹp, sáng. Dịp này đến nhà những hộ dân làm nghề giấy dó, thấy khuôn giấy phơi đầy vườn. Ảnh: Huy Thư
Theo người dân địa phương, mỗi mẻ giấy được phơi tầm 3 - 4 tiếng đồng hồ. Nắng càng to, màu giấy càng đẹp, sáng. Dịp này đến nhà những hộ dân làm nghề giấy dó, thấy khuôn giấy phơi đầy vườn. Ảnh: Huy Thư

.

Cận cảnh làng nghề làm giấy dó vào vụ Tết  ảnh 9
Cận cảnh làng nghề làm giấy dó vào vụ Tết  ảnh 10
Cận cảnh làng nghề làm giấy dó vào vụ Tết  ảnh 11
Công đoạn cuối cùng của nghề làm giấy dó là bóc giấy ra khỏi khuôn. Do giấy mỏng, người bóc giấy phải hết sức cẩn thận, nếu không sản phẩm dễ bị rách, nhàu. Ảnh: Huy Thư
Giấy dó của làng Phong Phú với ưu điểm trắng, mỏng, nhẹ, bền, thích hợp để làm hàng mã, quấn hương, lưu giữ tài liệu, quấn cá biển... được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Tháng Chạp này, nhu cầu về giấy dó tăng cao, bà con sản xuất đến đâu hết hàng đến đó. Giá giấy giao động từ 4.000 - 5.500 đồng/tờ. Làm nghề giấy dó không chỉ đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn 1 nghề truyền thống độc đáo, lâu đời, hiếm có ở xứ Nghệ. Ảnh: Huy Thư
Giấy dó của làng Phong Phú với ưu điểm trắng, mỏng, nhẹ, bền, thích hợp để làm hàng mã, quấn hương, lưu giữ tài liệu, quấn cá biển... được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Tháng Chạp này, nhu cầu về giấy dó tăng cao, bà con sản xuất đến đâu hết hàng đến đó. Giá giấy giao động từ 4.000 - 5.500 đồng/tờ. Làm nghề giấy dó không chỉ đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn 1 nghề truyền thống độc đáo, lâu đời, hiếm có ở xứ Nghệ. Ảnh: Huy Thư
Độc đáo nghề làm giấy dó  ở Nghi Phong (Nghi Lộc, Nghệ An). Video: Huy Thư

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.