Cận cảnh một niềm tự hào của người dân Phủ Quỳ xuống cấp nghiêm trọng

Nhật Lân – Đào Tuấn 31/01/2018 10:56

(Baonghean.vn) - Bảo tàng Văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Châu là niềm tự hào của vùng đất Phủ Quỳ; là nơi lưu giữ, trưng bày, giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa các dân tộc thiểu số 5 huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và TX. Thái Hòa. Tuy nhiên bảo tàng này đang xuống cấp trầm trọng.

Bảo tàng Dân tộc học Quỳ Châu nằm trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa huyện, là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Châu được xây dựng năm 1976; khánh thành đưa vào sử dụng năm 1979. Công trinh được đánh giá là một bảo tàng quy mô và khang trang nhất vùng Tây Bắc Nghệ - Tĩnh trước đây. Đến khoảng năm 2004, do nhà trưng bày bị xuống cấp, bảo tàng được đầu tư kinh phí để cải tạo, sửa chữa theo mô hình thiết kế ban đầu, là ngôi nhà sàn đặc trưng của đồng bào Thái. Năm 2008, tiếp tục được cải tạo, nâng cấp với tổng kinh phí trên 4,2 tỷ đồng. Ảnh: Nhật Lân

Tuy nhiên hiện tại bảo tàng đang xuống cấp nghiêm trọng. Hai cầu thang phụ đều phải bịt kín vì. Ảnh: Đào Tuấn
Tuy nhiên hiện tại bảo tàng đang xuống cấp nghiêm trọng. Hai cầu thang được thiết kế để thoát hiểm đều không thể sử dụng vì bị mối mọt làm cho mục ruỗng. Ảnh: Đào Tuấn

Chân cầu thang bị mối
Chân cầu thang bị mối "cưa" đứt. Ảnh: Nhật Lân
Nhiều bậc cầu thang bị hoai mục và rụng mất. Ảnh: Đào Tuấn
Nhiều bậc cầu thang bị hoai mục và rụng mất. Theo chị Thái Thị Hồng, cán bộ Trung tâm văn hóa huyện Quỳ Châu, nguyên nhân xuống cấp của bảo tàng là do chất lượng của gỗ nguyên liệu quá kém. Ảnh: Đào Tuấn


Phía trong bảo tàng, nhiều hạng mục cũng xuống cấp nặng nề. Ảnh: Đào Tuấn Bảo tàng Văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Châu là nơi trưng bày trên 400 hiện vật, giới thiệu lịch sử văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Phủ Quỳ theo chuỗi trong một không gian rộng gần 300m2, trên những bục, kệ, tủ… làm bằng vật liệu bằng gỗ ép.. Ảnh: Đào Tuấn

Thực trạng xuống cấp của Bảo tàng Dân tộc học.



Các kệ, giá trưng bày đều làm
Chính vì làm bằng ván gỗ ép nên các kệ, giá trưng bày đã trở thành "mồi" cho mối mọt từ nhiều năm nay. Ảnh: Nhật Lân

Nhiều gian trưng bày các hiện vật lịch sử bị xuống cấp nên có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Ảnh: Đào Tuấn
Nhiều kệ trưng bày các hiện vật lịch sử bị xuống cấp có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Ảnh: Đào Tuấn

Bệ đỡ hiện vật bị mọt xông. Ảnh: Nhật Lân
Bệ đỡ làm bằng gỗ ép bị mọt xông. Ảnh: Nhật Lân

Ván sàn cũng chung số phận. Ảnh: Nhật Lân
và ván sàn cũng chung số phận. Ảnh: Đào Tuấn

Trống đồng nằm trên giá đỡ. Ảnh: Nhật Lân
Trống đồng nằm trên giá đỡ đã bị mối ăn . Ảnh: Nhật Lân

Trần nhà cũng đứng trước nguy cơ đổ xuống bất cứ lúc nào. Ảnh: Nhật Lân
Trần nhà cũng trong nguy cơ đổ xuống bất cứ lúc nào. Ảnh: Nhật Lân

Thực tế suốt chiều dài lịch sử từ khi ra đời cho đến nay (gần 40 năm), Bảo tàng các dân tộc huyện Quỳ Châu đã tạo được dấu ấn riêng khác trong hệ thống các Bảo tàng dân tộc học trên toàn quốc; được tỉnh, Bộ VHTT&DL và đông đảo khách tham quan ghi nhận. Dẫn đến tình trạng xuống cấp như hiện nay, rất cần đánh giá lại việc đầu tư nâng cấp trước đây, để qua đó lựa chọn vật liệu phù hợp, thực hiện việc tu bổ cho đảm bảo chất lượng.
Suốt chiều dài lịch sử từ khi ra đời cho đến nay, Bảo tàng Dân tộc học huyện Quỳ Châu đã tạo được dấu ấn trong hệ thống các bảo tàng dân tộc học trên toàn quốc, được Bộ VHTT&DL, tỉnh và đông đảo khách tham quan ghi nhận. Tuy nhiên dẫn đến tình trạng xuống cấp như hiện nay, rất cần đánh giá lại việc đầu tư nâng cấp trước đây, để qua đó lựa chọn vật liệu phù hợp, thực hiện việc tu bổ cho đảm bảo chất lượng. Ảnh: Đào Tuấn

Mới nhất
x
Cận cảnh một niềm tự hào của người dân Phủ Quỳ xuống cấp nghiêm trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO