Cận cảnh nhuộm sợi vải từ cây rừng của phụ nữ Thái Nghệ An
(Baonghean.vn) - Sợi bông, lá chàm cánh kiến, thổ hoàng và những nguyên liệu tự nhiên khác, được người phụ nữ Thái ở miền núi Nghệ An sử dụng để làm ra những tấm vải với nhiều màu sắc tươi sáng, tinh tế.
Nhiều phụ nữ ở miền núi Nghệ An vẫn sử dụng trang phục truyền thống thường ngày. Váy, áo, khăn đội đầu, dây lưng, xà tích tạo nếp ăn mặc đa dạng của cộng đồng hơn 1 triệu dân nơi đây. Ảnh: Đình Tuyên |
Trong khi nhiều nơi dùng vải công nghiệp cắt may và thêu hoa văn thổ cẩm thì cũng có những thôn, bản vẫn duy trì phương pháp nhuộm vải với những nguyên liệu lấy từ lá cây rừng và trồng trong vườn nhà. Ảnh: Đình Tuyên |
Ngoài các nguyên liệu từ lá cây, các thứ thuốc nhuộm như thổ hoàng, cánh kiến thì một số rễ cây rừng cũng được dùng tạo màu. Thậm chí những thợ nhuộm vải ở làng nghề Hoa Tiến, xã Châu Tiến (Quỳ Châu - Nghệ An) còn dùng lá cà phê, trà khô để làm thuốc nhuộm. Ảnh: Hữu Vi |
Một loại cây rừng có tên là "có phang" để tạo thuốc nhuộm màu đỏ. Ảnh: Hữu Vi |
Nhóm thợ dệt đang thảo luận chọn màu phù hợp với thiết kế mẫu mới. Ảnh: Đình Tuyên |
Việc nhuộm vải cần sự cầu kỳ trong việc chế thuốc nhuộm nên cũng cần rèn luyện từ khi còn trẻ. Trong ảnh là thùng thuốc nhuộm tạo ra từ lá chàm và các loại lá cây khác để màu vải có màu xanh đặc trưng, lâu phai. Ảnh: Đình Tuyên |
Bà Sầm Thị Bích, một thợ thổ cẩm có tiếng ở làng nghề Hoa Tiến chia sẻ, việc tuân thủ các nguyên tắc trong chọn lựa lá cây làm thuốc nhuộm có ý nghĩa quan trọng để tạo ra những cuộn sợi đẹp phục vụ việc dệt vải. Ảnh: Hữu Vi |
Sau khi nhuộm, sợi được phơi khô rồi sẽ cuốn thành từng cuộn để dệt nên những tấm vải đẹp, đa sắc màu. Ảnh: Đình Tuyên |
Để có được những tấm vải bền màu rất cần những người thợ khéo léo, kiên nhẫn và biết tích lũy kinh nghiệm theo thời gian. Ảnh: Hữu Vi |
Phụ nữ Thái luôn tự hào về nghề dệt thổ cẩm của mình với sự đa dạng về màu sắc được tạo ra từ những bàn tay khéo léo của người thợ nhuộm và thợ dệt. Ảnh: Đình Tuyên
|