Cần đưa giáo dục bạo lực tình dục với trẻ em gái vào nhà trường

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, phải đưa nội dung giáo dục về bạo lực tình dục vào trong nhà trường để dạy cho trẻ em, nhất là trẻ em gái.

Hưởng ứng chiến dịch “Chấm dứt bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái” năm 2015 từ 9/11 – 11/12, chuỗi các sự kiện đang được diễn ra tại 11 tỉnh, thành phố trên cả nước.“Bạn không đơn độc – hãy lên tiếng khi bạn bị bạo lực tình dục”, “Hãy đưa bạo lực tình dục ra ánh sáng – đó có thể là con gái bạn” là những thông điệp đưa ra trong  chiến dịch này.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm khẳng định, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, trong đó có bạo lực tình dục, hiện vẫn còn khá phổ biến trong mọi xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới.

Tại Việt Nam, việc đề cập vấn đề bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp. Các quan niệm về văn hóa truyền thống đã góp phần làm cho tình trạng bạo lực này gia tăng song lại vẫn ở trong bóng tối, ít được đề cập tới và vô hình trung phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục là nạn nhân của tình trạng này. Do đó, so với các dạng bạo lực khác, việc đánh giá thực trạng và xử lý bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái gặp nhiều khó khăn hơn.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm

PV: Thưa Thứ trưởng, vì sao bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn bị xem nhẹ?

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Về bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, làm sao để mọi người nhận thức một cách đầy đủ và được nâng cao trong cộng đồng.

Chúng ta vẫn quan niệm những chị em bị bạo hành, bị đánh đập, bị bóc lột, lạm dụng hay quấy rối tình dục mới là bạo lực. Cần hiểu rộng hơn, có nhiều hành vi được xếp vào bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Rõ ràng việc này cần phải quan tâm hơn, vì đã có rất nhiều vụ việc xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em. Nghiêm trọng hơn nữa, nhiều phụ  nữ, trẻ em gái không những bị bạo lực, xâm hại mà còn bị giết hại. Đó là những trường hợp rất đáng tiếc.

Do đó để phụ nữ và trẻ em gái có cuộc sống, nơi làm việc an toàn, bình yên, chúng ta cần phải quan tâm thúc đẩy những giải pháp, chương trình để xây dựng môi trường sống an toàn cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

PV: Thách thức để giải quyết vấn đề này như thế nào trước quan niệm phong kiến đang còn tồn tại, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Đặc điểm của bạo lực giới, bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em bị tác động, chi phối bởi rất nhiều điều kiện. Có những yếu tố về điều kiện sống, môi trường xã hội, nhận thức; nhưng cũng có một phần từ yếu tố văn hóa, nhất là những phong tục tập quán còn lạc hậu. Hủ tục lạc hậu như tảo hôn, coi thường phụ nữ, bất bình đẳng giới, chưa chú trọng đến trẻ em gái. Đây là những thách thức cần phải giải quyết.

PV: Từ chiến dịch này, chúng ta sẽ có giải pháp, chế tài xử phạt hoặc nhận diện về bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Trước hết, chúng ta phải rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật. Thứ hai, quy định thật đầy đủ những hành vi được xếp vào vi phạm bạo lực giới, bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái. Cần có khung xử lý nghiêm, vì hiện nay do nhiều người nhận thức chưa đúng, còn coi thường, cho nên không biết mình vi phạm; người dân cũng không nắm được, coi đó là bình thường.

Bên cạnh đó, môi trường sống an toàn của người dân cần phải được đảm bảo, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em gái. Hiện nay, tình trạng sống rải rác, thiếu sự kiểm soát, giám sát của cộng đồng; việc đi lại đêm hôm đối với chị em, điều kiện giao thông không được đảm bảo cũng là những nguy cơ cao xảy ra bạo lực tình dục.

PV: Tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em gái, đặc biệt là hiếp dâm, có xu hướng gia tăng. Theo Thứ trưởng, cần làm gì để ngăn chặn?

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Theo tôi, chúng ta phải đưa nội dung này vào trong nhà trường để giảng dạy, giáo dục. Các chương trình có thể không chính khóa thì phải là ngoại khóa để dạy cho trẻ em, nhất là trẻ em gái. Bây giờ là cả trẻ em trai nữa.

Đối với các em nhỏ, cha mẹ không nên gửi gắm cho người lạ, thậm chí người thân.  Bởi vì rất nhiều trường hợp các em bị người thân, họ hàng, bạn bè xâm hại khi mình tin cậy gửi gắm, nhiều khi nhà ở gần sang chơi.

Những kiến thức này cần phải trang bị cho các bậc cha mẹ. Trường hợp không có điều kiện trông nom con cái thì phải gửi vào chỗ nào đó để đảm bảo an toàn.

PV: Thủ tướng vừa phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới, trong đó nhấn mạnh Tháng hành động vì bình đẳng giới. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với công tác phòng, chống bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Chúng ta phải hành động mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, Chính phủ chọn tháng hành động từ 15/11 – 15/12 hàng năm để tập trung nâng cao nhận thức cho cộng đồng, người dân; tuyên truyền, bổ biến luật pháp, chính sách....

Trong tháng cao điểm đó, chúng ta có mục tiêu là nhắc nhở, thúc đẩy cho các cấp chính quyền cho toàn dân quan tâm đến chương trình này. Đồng thời rút ra những mô hình, cách làm tốt để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và nhân rộng ra toàn quốc.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!./.

Theo VOV

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.