Cần tăng nguồn vốn chính sách giải quyết việc làm cho người lao động

(Baonghean.vn) - Qua khảo sát thực tế nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, mở rộng việc làm của người lao động trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022-2023 (theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) là rất lớn, nhưng nguồn vốn cấp từ Trung ương rất hạn chế, cần tăng cường nguồn vốn.

Chiều 14/4, Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) chi nhánh Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ 71.  Tham dự có các đồng chí thành viên Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác.

Bám sát Nghị quyết phiên họp quý IV năm 2021 của Ban Đại diện HĐQT tỉnh, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tham mưu cho Ban Đại diện HĐQT và phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong quý I. Đến 31/3/2022, tổng nguồn vốn đạt 9.937 tỷ đồng, tăng 255 tỷ đồng so với năm 2021, đạt tốc độ tăng trưởng 2,6%.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thu - Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh Nghệ An chủ trì phiên họp ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH chiều nay. Ảnh TH
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An chủ trì phiên họp thường kỳ Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH. Ảnh T.H

Doanh số cho vay quý I đạt 791,1 tỷ đồng, tăng 12,97% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý có 12/20 chương trình thực hiện giải ngân, 8 chương trình không thực hiện giải ngân được do hết thời hạn thực hiện chương trình. Doanh số thu nợ đạt 549,2 tỷ đồng, giảm 2,4% so cùng kỳ năm trước. Phần lớn khách hàng chấp hành tốt quy định về trả nợ và trả lãi khi đến hạn cuối cùng theo thỏa thuận, trong đó, có một số chương trình có doanh số thu nợ cao như: chương trình cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ nghèo, cho vay nước sạch,…

Đến 31/3/2022, tổng dư nợ đạt gần 9.913 tỷ đồng/20 chương trình tín dụng chính sách. Có 6/20 chương trình tín dụng tăng trưởng dư nợ so với đầu năm, trong đó, một số chương trình có mức tăng trưởng lớn như: cho vay hộ nghèo tăng 9,3%, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp để trả lương tăng 60,2%, cho vay đối với hộ cận nghèo tăng 4,9%.

Bên cạnh đó, 14 chương trình giảm dư nợ, trong đó, có 7 chương trình hết thời hạn thực hiện nên chỉ thực hiện thu nợ, và một số lý do khách quan khác.

Đồng chí Trần Khắc Hùng - Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh báo cáo kết quả hoạt động quý I/2022. Ảnh TH
Đồng chí Trần Khắc Hùng - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh báo cáo kết quả hoạt động quý I/2022. Ảnh T.H

Đặc biệt, đơn vị đã rất tích cực giải ngân vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn trả lương cho người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đảm bảo kịp thời trước khi chương trình kết thúc ngày 31/3/2022. Trong quý I/2022, thực hiện giải ngân cho vay 20 doanh nghiệp với số tiền hơn 8.097,33 triệu đồng/ hỗ trợ cho 2.380 lượt lao động. Kết thúc chương trình, trên địa bàn toàn tỉnh có 56 doanh nghiệp với số tiền 21.984 triệu đồng cho 3.128 lao động được hỗ trợ.

Phát biểu tại cuộc họp, các thành viên Ban Đại diện phát biểu cho rằng, thực tế nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, mở rộng việc làm của người lao động trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022-2023 (theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) là rất lớn (1.465 tỷ đồng), trong khi đó, nguồn vốn cấp từ Trung ương rất hạn chế (NHCSXH chỉ mới bố trí 25 tỷ đồng - đối ứng bằng nguồn vốn địa phương ủy thác). Vì vậy, hiện nay nguồn vốn này chỉ mới đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu vốn giải quyết việc làm của người lao động.

Công ty TNHH may mặc Trọng Phúc ở Diễn Châu được vay gần 800 triệu đồng với 173 lao động được hỗ trợ. Ảnh TH
Công ty TNHH may mặc Trọng Phúc ở huyện Diễn Châu được vay gần 800 triệu đồng với 173 lao động được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh T.H

Hiện nay chương trình cho vay xuất khẩu lao động từ nguồn vốn Trung ương chỉ dành cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số; trong khi người lao động thuộc gia đình ngoài các đối tượng trên có nhu cầu vay vốn đi làm việc tại nước ngoài không thể tiếp cận vốn tín dụng chính sách, làm cho người dân gặp khó khăn trong việc tạo sinh kế thoát nghèo. Ngoài ra, qua kiểm tra nội bộ của NHCSXH và Kiểm toán Nhà nước cho thấy, tại một số nơi tổ chức hội cấp xã và Tổ TK&VV giám sát thiếu chặt chẽ trong khâu bình xét cho vay, còn để xảy ra tình trạng bình xét cho vay chồng chéo (hộ gia đình có nhiều người đứng tên vay vốn) và bình xét cho vay đối với người lao động đã có việc làm ổn định.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An đánh giá cao về các kết quả đạt được trong quý I/2022 của Ban Đại diện HĐQT. Về triển khai nhiệm vụ quý II, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị Ban Đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo, tham mưu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chưa hoàn thành việc chuyển nguồn vốn ủy thác địa phương tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu được giao trong quý II (đến nay còn 4 đơn vị chưa hoàn thành: Đô Lương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Cửa Lò).

Ảnh TH
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An phát biểu chỉ đạo nhiệm vụ thời gian tới. Ảnh T.H

Tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với NHCSXH triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết 11 của Chính phủ về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn, giải ngân nguồn vốn kịp thời; hoàn thành việc đối chiếu, phân loại nợ; giám sát chặt chẽ nguồn vốn đảm bảo cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả.

Ngoài ra, các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác tập trung chỉ đạo các đơn vị cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các thành viên vay vốn và người dân tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng và tiết kiệm theo lãi suất thị trường tại điểm giao dịch xã đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Thực hiện nghiêm túc công tác bình xét vay vốn đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng, tránh tình trạng cho vay chồng chéo các chương trình hoặc hộ gia đình có nhiều người đứng tên vay vốn và cho vay giửi quyết việc làm đối với người đã có việc làm…

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An

tin mới

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.