Cảng Đông Hồi: Góp phần đưa miền Trung hội nhập phát triển
Ngày 28/4/2011 Bộ Giao thông Vận tải có Quyết định số 838/QĐ/BGTVT về việc "Phê duyệt quy hoạch chi tiết khu bến cảng Đông Hồi, huyện Quỳnh Lưu giai đoạn đến năm 2020". Cảng biển Đông Hồi nằm trong Khu công nghiệp Đông Hồi thuộc vùng trọng điểm kinh tế Nam Thanh-Bắc Nghệ mà Chính phủđã phê duyệt, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà.
Cảng Đông Hồi được xác định phục vụ trực tiếp cho Khu công nghiệp Đông Hồi và các KCN lân cận, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho khu vực Bắc Nghệ An. Trong đó, cảng sẽ phục vụđắc lực nhóm hàng vật liệu xây dựng. Tỉnh ta có thế mạnh vềđá xây dựng với trữ lượng lớn có giá trị kinh tế cao nhưđá trắng ở Quỳ Hợp, đá Bazan ở Nghĩa Đàn, đá đen Con Cuông. Đặc biệt có nguồn đá vôi trên 1 tỷ m3 ở Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Con Cuông...
Ngoài ra, còn có trên 300 triệu tấn sét xi măng, 10 triệu tấn than bùn, công suất khai thác khoáng sản không ngừng tăng, như chế biến đá trắng đạt khoảng 500.000 tấn/năm, trong đó, riêng bột đá trắng mịn và siêu mịn đạt 160.000 tấn/năm, luyện thiếc đạt 2.500 tấn/năm.
Đường vào KCN Đông Hồi vừa đưa vào sử dụng
Hiện tại, khu vực Đông Hồi có nhiều dự án đầu tư xây dựng như: dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập; dự án Nhà máy sắt xốp Kobelco công suất 2 triệu tấn/năm; dự án sản xuất bê tông đúc sẵn, vật liệu không nung của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam; dự án đá ốp lát cẩm thạch có công suất 130.000 tấn/năm được xây dựng gần khu vực núi cháy Trại phong gần 20 ha...Cùng với sự phát triển của các KCN: Hoàng Mai, Đông Hồi, Tân Thắng, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, thì nhu cầu về xuất nhập hàng hoá thông qua cảng biển Đông Hồi cũng rất lớn.
Dự kiến đến năm 2015, sản lượng xi măng đạt 21 triệu tấn, lượng xi măng chủ yếu đi bằng đường biển để phục vụ cho các tỉnh phía nam. Khu vực cảng biển Đông Hồi được quy định là cảng chuyên dùng cho tàu 10.000 DWT đến 30.000 DWT, trong đó bao gồm tuyến nội địa và quốc tế. Giai đoạn năm 2020 ,cảng tiếp nhận tàu cỡ 50.000 DWT.
Mô hình cảng Đông Hồi
Phạm vi quy hoạch khu bến cảng Đông Hồi có diện tích 1.096,7 ha (bao gồm cả khu đất và khu nước), trên cơ sở tính khả thi của các dự án đăng ký đầu tư vào KCN, dự báo thông qua khu bến cảng Đông Hồi giai đoạn 2015 là 2,9-3,5 triệu tấn hàng/năm.
Trong đó, bến cảng được phân khu chức năng, như: Nhà máy nhiệt điện gồm 4 bến, cảng cho nhà máy thép 4 bến, bến cảng xi măng VLXD gồm 11 bến. (Giai đoạn 2015 có thêm 6 bến). Khu đất hậu phương cảng 166,8 ha, khu nước luồng tàu và công trình bảo vệ 556,3 ha...
Bên cạnh đó là các đường nối khu bến cảng, gồm: tuyến đường bộ chính kết nối với khu cảng Đông Hồi là đường Đông Hồi-Thái Hòa và nhiều tuyến nội bộ khác.
Các hạng mục công trình phụ trợ khác như: cổng cảng, nhà điều hành, hệ thống kho, bãi, nhà để xe, hệ thống phòng cháy, được quy hoạch đáp ứng nhu cầu hoạt động khai thác của khu bến cảng theo hướng hiện đại.
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cảng biển Đông Hồi dự tính là 16.555 tỷđồng (đầu tưđến năm 2020), nguồn vốn huy động của chủđầu tư KCN Đông Hồi, cùng các nguồn vốn hợp pháp khác.
Bộ Giao thông Vận tải chỉđạo UBND tỉnh, các cơ quan liên quan sớm hoàn thành báo cáo tác động môi trường trình duyệt theo quy định, triển khai sớm các dự án hạ tầng kỹ thuật kết nối cảng. Sau khi hoàn thành, cảng Đông Hồi sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ, đưa miền Trung hội nhập với sự phát triển của cả nước.
Văn Trường