Căng thẳng ngoại giao Nga - Anh; Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lên đỉnh điểm

Thái Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ông Putin tái đắc cử tổng thống Nga; Cựu tổng thống Sarkozy bị khởi tố trong nghi án tài trợ tranh cử bằng tiền Libya; Nội các Tổng thống Donald Trump tiếp tục xáo trộn; Căng thẳng ngoại giao Nga - Anh;... là những tin tức quốc tế nổi bật tuần qua.
1. Ông Putin tái đắc cử Tổng thống Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Nga thông báo kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống với ông Putin là người chiến thắng, vượt xa 7 ứng viên còn lại.

Ông Vladimir Putin giành 76,69% phiếu bầu, tái đắc cử tổng thống Nga, RT dẫn lời Ella Pamfilova, đứng đầu Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) ngày 23/3. Kết quả này đồng nghĩa ông Putin nhận được sự ủng hộ từ 56,43 triệu cử tri.

Tổng thống Putin trước đó đã vạch ra các ưu tiên chính trong nhiệm kỳ 6 năm tới. Ông muốn tập trung vào những vấn đề trong nước thay vì quốc tế, tìm cách nâng cao mức sống của người dân Nga bằng cách tăng cường đầu tư cho giáo dục, hạ tầng, y tế, đồng thời giảm chi tiêu quốc phòng. Về những thay đổi trong chính quyền Nga, ông Putin nói sẽ thông báo sau khi nhậm chức.

2. Cựu Tổng thống Sarkozy bị khởi tố trong nghi án tài trợ tranh cử bằng tiền Libya

Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy rời trụ sở cơ quan điều tra chống tham nhũng ở Nanterre. Ảnh ngày 21/03/2018.
Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy rời trụ sở cơ quan điều tra chống tham nhũng ở Nanterre. Ảnh ngày 21/03/2018.
Tối 21/03/2018, cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bị khởi tố trong khuôn khổ cuộc điều tra về nghi án nhận tiền của Libya tài trợ cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2007.

Cựu tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, 63 tuổi, bị khởi tố vì các tội danh "nhận hối lộ", "tài trợ bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử" và "tàng trữ tiền biển thủ công quỹ của Libya".

Cựu tổng thống Pháp bị khởi tố sau khi bị câu lưu để thẩm vấn trong 2 ngày qua tại cơ quan chống tham nhũng ở Nanterre, ngoại ô Paris, về nghi án nhận tiền của chế độ Kadhafi để tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của ông Sarkozy vào năm 2007.

3. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 13
Ông Vương Kỳ Sơn (trái) bắt tay với ông Tập Cận Bình sau khi được bầu làm Phó chủ tịch. Ảnh: AFP.
Ông Vương Kỳ Sơn (trái) bắt tay với ông Tập Cận Bình sau khi được bầu làm Phó chủ tịch. Ảnh: AFP.
Sáng 20/3, kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 13 đã tiến hành họp phiên bế mạc.

Tại phiên bế mạc, các đại biểu đã biểu quyết thông qua 7 dự thảo Nghị quyết quan trọng, trong đó có Báo cáo Công tác Chính phủ; Luật Giám sát nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Nghị quyết về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Nghị quyết về tình hình thực hiện Ngân sách Trung ương, địa phương năm 2017 và Dự toán Ngân sách năm 2018...

Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn sự tín nhiệm của các đại biểu đã tiếp tục bầu ông vào cương vị Chủ tịch nước, đồng thời cam kết sẽ nỗ lực hết mình hoàn thành trọng trách được giao và phấn đấu cho mục tiêu xây dựng thành công cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại.

4. Nội các Tổng thống Donald Trump tiếp tục xáo trộn
Tổng thống Donald Trump quyết định thay thế Cố vấn An ninh quốc gia H.R.McMaster. Ảnh: Politico
Tổng thống Donald Trump quyết định thay thế Cố vấn An ninh quốc gia H.R.McMaster. Ảnh: Politico
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chia sẻ thông tin thay thế cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster bằng ông John Bolton- cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc.
Thông báo này xuất hiện trên Twitter của Tổng thống Trump, tiếp nối hàng loạt các chia sẻ về thay đổi nội các trong thời gian vừa qua.
Nhà Trắng cũng đưa ra thông báo tướng Mc Master cho biết sẽ nghỉ hưu vào mùa hè này sau 34 năm làm việc cho quân đội Mỹ
5. Căng thẳng ngoại giao Nga - Anh
Các nhân viên ngoại giao Nga mang vác hành lý, đồ đạc đứng ngoài cổng Đại sứ quán Nga ở London. Ảnh: Reuters
Các nhân viên ngoại giao Nga mang vác hành lý, đồ đạc đứng ngoài cổng Đại sứ quán Nga ở London. Ảnh: Reuters
Tuần qua, tiếp tục những căng thẳng ngoại giao Nga - Anh. 23 nhà ngoại giao Nga đã rời đại sứ quán Nga tại London. Một chuyên cơ riêng của Nga phụ trách chuyên chở các nhà ngoại giao cùng gia đình về nước.
Đây được xem là vụ trục xuất lớn nhất của Anh nhằm vào đoàn ngoại giao nước ngoài trong nhiều thập niên qua.
Đáp trả Anh, Nga tuyên bố đóng cửa lãnh sứ quán Anh tại St Peterburg, dừng hoạt động của hội đồng Anh và không hoan nghênh 23 nhà ngoại giao Anh tại Matxcơva.
6. Tổng thống Trump áp thuế trừng phạt 60 tỷ USD nhắm vào Trung Quốc
Tổng thống Trump công bố quyết định đánh thuế trừng phạt Trung Quốc hôm 22/3 tại Nhà Trắng. Ảnh: New York Times.
Tổng thống Trump công bố quyết định đánh thuế trừng phạt Trung Quốc hôm 22/3 tại Nhà Trắng. Ảnh: New York Times.
Theo New York Times, Nhà Trắng miêu tả bước đi cứng rắn hôm 22/3 là đòn trừng phạt việc Trung Quốc chiếm đoạt công nghệ, bí mật thương mại, việc làm và hàng tỷ USD doanh thu của các doanh nghiệp Mỹ.

Các loại thuế cụ thể sẽ được Mỹ công bố trong vòng 15 ngày và nhắm vào 1.300 dòng sản phẩm của Trung Quốc. Một quan chức Mỹ cho biết biện pháp trừng mặt sẽ nhắm vào mọi dòng sản phẩm, từ giày dép, quần áo cho tới sản phẩm điện tử.

7. Trung Quốc tuyên bố sẽ "ra đòn đáp trả quyết liệt" với Mỹ
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ quyết liệt đến cùng nếu Hoa Kỳ khởi động một cuộc chiến thương mại, đồng thời lưu ý rằng Hoa Kỳ cũng sẽ mất nhiều lợi ích nếu điều đó xảy ra.

Hôm 21/3, phát biểu trước báo giới, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định, Trung Quốc không muốn tham gia vào một cuộc chiến thương mại, nhưng sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ.

Bà Hoa Xuân Oánh cho biết, gần đây chủ đề về bất đồng thương mại giữa Hoa Kỳ và một số quốc gia đang rất gây chú ý. Bà nhắc lại rằng Bắc Kinh đã nhiều lần bày tỏ "quan điểm rõ ràng về vấn đề này".

    tin mới

    Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

    Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

    (Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

    Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

    Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

    (Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

    Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

    Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

    (Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

    Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

    Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

    (Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

    Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

    Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

    Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.