Căng với Trung Quốc và WHO, Mỹ ngăn Liên hợp quốc ra nghị quyết ngưng bắn toàn cầu

Theo Tuấn Anh (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tranh cãi về vai trò của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong cuộc chiến chống Covid-19 cùng sự leo thang căng thẳng Mỹ - Trung khiến Liên hợp quốc không thể ra nghị quyết kêu gọi ngưng bắn toàn cầu giữa lúc dịch bệnh hoành hành.
Báo RT đưa tin, cả 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Hội đồng Bảo an) đã nhất trí về nguyên tắc đối với lời kêu gọi ngưng bắn toàn cầu đưa ra hôm 23/3 của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, nhưng vẫn còn bất đồng về các câu chữ của nghị quyết kể từ đó.
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an tại trụ sở ở New York, Mỹ. Ảnh: DW
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an tại trụ sở ở New York, Mỹ. Ảnh: DW

Nhiều nhà ngoại giao giấu tên tiết lộ, trong khi Trung Quốc khăng khăng phải đưa ý kiến ủng hộ WHO và vai trò của cơ quan này trong ứng phó với đại dịch vào nghị quyết, Mỹ lại đòi bỏ mọi câu từ đề cập đến WHO, đồng thời cho thêm quan điểm "minh bạch" về Covid-19.

Pháp và Tunisia đã soạn thảo một văn bản họ tin là chứa đựng "ngôn từ thỏa hiệp" và gửi cho các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an hôm 7/5. Song, phía Mỹ đã bác bỏ dự thảo nghị quyết này chiều 8/5 (theo giờ địa phương). Một số nguồn thạo tin quả quyết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đích thân can thiệp để ngăn chặn việc thông qua nghị quyết.

Phát ngôn viên của phái bộ Mỹ tại LHQ ra tuyên bố cho hay, Washington muốn Hội đồng Bảo an "hoặc công bố một nghị quyết giới hạn để hỗ trợ ngừng bắn, hoặc một nghị quyết mở rộng, có thể giải quyết đầy đủ nhu cầu về cam kết mới của các nước thành viên đối với tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh bùng phát Covid-19".

Tổng thống Donald Trump và các quan chức hàng đầu thuộc Chính phủ Mỹ hiện cáo buộc Trung Quốc che giấu thông tin, làm virus Corona chủng mới phát tán ra bên ngoài đại lục.

Chính quyền ông Trump cũng buộc tội WHO đã "thiên vị và dung túng" Trung Quốc, đồng thời mắc sai lầm trong xử lý khủng hoảng khiến đại dịch Covid-19 hoành hành khắp toàn cầu.

Giới chức Mỹ cũng tin vào giả thuyết mầm bệnh nguy hiểm bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận tất cả các cáo buộc trên, đồng thời yêu cầu Washington không "chính trị hóa" dịch bệnh hay "chơi trò đổ tội" nếu không đưa ra được những bằng chứng chống lại Trung Quốc.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.