'Canh bạc nguy hiểm' đàm phán hạt nhân Nga - Mỹ khi Trung Quốc 'rảnh tay'

(Baonghean.vn) - Tuy nhiên, việc Trung Quốc kiên quyết từ chối tham gia đàm phán cùng với Nga và Mỹ là một tín hiệu rất xấu cho khả năng gia hạn START Mới.

Sức ép bất thành

Trong hôm nay và ngày mai (22 và 23/6), ông Marshall Billingslea - Đặc phái viên về kiểm soát vũ khí của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov sẽ tiến hành đàm phán tại Thủ đô Vienna của Áo về vấn đề gia hạn Hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân mới (START Mới). 

Trước khi bay tới Vienna, Áo để đàm phán với Ngoại trưởng Nga Sergei Ryabkov, ông Marahall Billingslea đã rất nhiều lần công khai bày tỏ mong muốn Trung Quốc sẽ cùng tham gia đàm phán, rằng bất cứ thỏa thuận nào đạt được cũng sẽ là thỏa thuận đa phương với Trung Quốc là một phần không thể thiếu.

Ông Marahall Billingslea còn gia tăng sức ép lên Trung Quốc khi cho rằng cường quốc này chính là yếu tố quyết định tới sự thành bại của các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga tại Vienna. Cuộc gặp mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo với nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hawaii cũng “lọt tầm ngắm” của dư luận quốc tế. Dù thông tin chi tiết về cuộc gặp này không được công bố, nhưng nhiều người cho rằng Mỹ chắc chắn không bỏ qua cơ hội này để hối thúc Trung Quốc chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại Vienna.

Ông Marshall Billingslea đại diện Mỹ tham gia đàm phán với Nga về kiểm soát vũ khí tại Vienna. Ảnh: Getty
Ông Marshall Billingslea đại diện Mỹ tham gia đàm phán với Nga về kiểm soát vũ khí tại Vienna. Ảnh: Getty

Phía Mỹ đã “đánh đòn tâm lý” với Trung Quốc khi  nhắm vào mục tiêu vươn tới vị trí cường quốc của quốc gia này, nhấn mạnh một quốc gia chỉ được coi là cường quốc khi minh bạch về chương trình vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân. Cho đến nay, số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc mới chỉ ở con số 320 - quá nhỏ bé so với 6.357 đầu đạn hạt nhân của Nga và 5.800 đầu đạn hạt nhân của Mỹ.

Tuy nhiên, điều khiến Mỹ lo ngại chính là tốc độ gia tăng nhanh chóng số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, với dự đoán số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới. Mỹ tự nhận rằng trong 10 năm qua, Mỹ đã cố gắng giảm vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh quốc gia nói chung, nhưng Trung Quốc đã đi theo hướng ngược lại. Trung Quốc liên tục hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược của mình, gây lo ngại cho các lực lượng Mỹ cũng như đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đáng chú ý, Mỹ đánh giá Trung Quốc là quốc gia thiếu minh bạch nhất về chương trình vũ khí hạt nhân trong số 5 quốc gia thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bên cạnh Mỹ, Anh, Pháp, Nga. Trong khi Nga và Mỹ chịu sự ràng buộc của nhiều hiệp ước về kiểm soát vũ khí thì Trung Quốc lại khá “rảnh tay”, và kết quả là đến thời điểm này, không quốc gia nào có được cái nhìn chính xác và tổng thể về năng lực thực sự của Trung Quốc, ngoại trừ những thông tin mơ hồ về việc quốc gia này đã có được “bộ ta tên lửa hạt nhân” - đó là tên lửa có thể phóng từ đất liền, phóng từ máy bay và phóng từ tàu ngầm, đồng thời đang phát triển vũ khí siêu âm.

Kho vũ khí lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc là nỗi bất an của Mỹ. Ảnh: Daily Times
Kho vũ khí lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc là nỗi bất an của Mỹ. Ảnh: Daily Times

Bất chấp sức ép từ Mỹ, Trung Quốc vẫn kiên quyết bác bỏ khả năng tham gia bất cứ cuộc đàm phán nào về kiểm soát vũ khí với Nga và Mỹ. Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc cũng khẳng định sẽ không xuất hiện tại cuộc họp giữa ông Marshall Billingslea và ông Sergei Ryabkov tại Vienna vào hôm nay và ngày mai. Trung Quốc bảo vệ lý lẽ rằng kho vũ khí của mình được duy trì ở mức tối thiểu nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời đưa ra “yêu cầu ngược” cho Mỹ rằng chỉ khi nào kho vũ khí của Trung Quốc đạt mức như của Nga và Mỹ, hoặc Nga và Mỹ cắt giảm kho vũ khí hạt nhân xuống ngang bằng với Trung Quốc thì mới có chuyện Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán 3 bên.

Đó gần như là một “yêu cầu bất khả thi” với Mỹ, chưa kể đến một “lá bài” khác mà Trung Quốc chưa dùng tới, nhưng đã từng được Nga nhắc đến, đó là nếu muốn Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, thì  Pháp và Anh - những đồng minh của Mỹ và đang sở hữu số đầu đạn hạt nhân lần lượt là 290 và 215 - cũng phải thực hiện nghĩa vụ tương tự

Canh bạc nguy hiểm của Mỹ

Với việc Trung Quốc từ chối tham gia đàm phán, cuộc đàm phán giữa ông Marshall Billingslea và ông Sergei Ryabkov có rất ít cơ hội thành công. Nhưng điều khiến giới phân tích chú ý là ý định thực sự của Mỹ khi đồng ý đàm phán với Nga, đồng thời đẩy vai trò của Trung Quốc như một nhân tố then chốt quyết định tương lai của Hiệp ước START Mới.

Hiệp ước START Mới được Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký vào tháng 4/2010, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước này sẽ hết hạn vào ngày 5/2/2021 nếu như hai bên không đồng ý gia hạn thêm 5 năm nữa.

Nga – Mỹ còn rất ít thời gian để thỏa thuận gia hạn START Mới. Ảnh: The Economist
Nga – Mỹ còn rất ít thời gian để thỏa thuận gia hạn START Mới. Ảnh: The Economist

START Mới là một hiệp ước vô cùng phức tạp, với những cam kết của Nga và Mỹ về giảm số đầu đạn hạt nhân xuống còn một nửa cùng các cơ chế giám sát hàng năm nhằm đảm bảo không bên nào vi phạm hiệp ước. Vì thế, tính từ thời điểm hôm nay cho tới khi hiệp ước hết hạn, thời gian thực sự quá ít ỏi, ngay việc Nga và Mỹ đạt đồng thuận để gia hạn hiệp ước đã là rất khó, chưa nói tới việc tiến tới một hiệp ước thay thế với sự tham gia của Trung Quốc.

Mỹ chắc chắn nhận rõ sự khó khăn này, bởi thế việc Mỹ nhất định kéo Trung Quốc vào cuộc bị nhiều người nhận định là thiếu nghiêm túc và thiếu thiện chí. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã từ bỏ nhiều thỏa thuận kiểm soát vũ khí, như Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), và mới đây nhất là Hiệp ước Bầu trời mở. Nếu Mỹ không gia hạn START Mới thì đó là cũng là sự nhất quán trong chính sách của Mỹ.

Bởi vậy, việc cố gắng đặt Trung Quốc vào vị trí quyết định đối với sự thành - bại của cuộc đàm phán tại Vienna được xem là một “chiêu bài” để hạ thấp hình ảnh của Trung Quốc - quốc gia mà Mỹ xác định là “đối thủ đáng gờm” trong cuộc đua giành vị thế cường quốc số 1 thế giới trong tương lai.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng từng cáo buộc Mỹ đang muốn làm chệnh hướng dư luận về trách nhiệm của mình trong việc duy trì các hiệp ước kiểm soát vũ khí. Chính vì vậy, không chỉ kiên quyết từ chối lời mời tham gia đàm phán của Mỹ, Trung Quốc còn rất khôn khéo “lái” câu chuyện về đúng vị trí khi kêu gọi Mỹ chấp thuận gia hạn Hiệp ước START Mới để “tạo điều kiện cho các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác tham gia đàm phán đa phương về giải trừ vũ khí hạt nhân”.

START Mới đổ vỡ sẽ kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang trên toàn cầu. Ảnh: France 24
START Mới đổ vỡ sẽ kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang trên toàn cầu. Ảnh: France 24

Dù cố gắng đổ lỗi cho Trung Quốc, hay trước đó là đổ lỗi cho Nga, Tổng thống Donald Trump vẫn bị nhận định là đang chơi một canh bạc nguy hiểm - nguy hiểm cho chính nước Mỹ cũng như cho cả thế giới. Với việc rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí, với START Mới là hiệp ước lớn nhất và duy nhất còn lại đến thời điểm này, Mỹ đang đặt cược vào việc Mỹ có thể dễ dàng khẳng định vị thế số 1 về năng lực vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân nếu được “tháo bỏ xiềng xích”. Tuy nhiên, liệu Mỹ có thể áp đảo Nga, thậm chí cả Trung Quốc trong tương lai hay không vẫn là câu hỏi chưa thể có lời giải chắc chắn.

Trong khi đó, nếu không còn START Mới, thế giới sẽ không còn bất kỳ công cụ nào để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang. Đã có không ít dấu hiệu manh nha về cuộc chạy đua này, đó là Nga đưa tên lửa siêu âm Avangard vào trực chiến từ tháng 12/2019, Mỹ triển khai đầu đạn hạt nhân W76-2 trên tàu ngầm lớp Ohio từ tháng 2/2020, chưa kể Iran, Triều Tiên cũng không còn động lực để kiềm chế chương trình phát triển hạt nhân sau khi các cuộc đàm phán đổ vỡ. Bởi thế, không có gì khó hiểu khi dư luận quốc tế tỏ ra khá bi quan về cuộc đàm phán hôm nay giữa Nga và Mỹ tại Vienna, Áo và gọi đó là “khởi đầu của sự kết thúc”.

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.