Cảnh giác bệnh viêm tai giữa ở người lớn

Không chỉ là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, mà người lớn cũng có khả năng mắc bệnh viêm tai giữa. 

Viêm tai giữa là tình trạng bị viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ) và thường có tạo dịch trong hòm nhĩ. Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng.

Biến chứng của bệnh viêm tai giữa

Nếu như bị bệnh viêm tai giữa mà không chữa trị kịp thời, thì sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Một khi bệnh tái phát nặng, rất dễ xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ hay giảm thính lực, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm. Nguy hiểm hơn là khi biến chứng xảy ra trong sọ não như viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, … dễ gây tử vong.

 

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do bị viêm nhiễm vùng mũi họng gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi. Ngoài ra còn do tắc vòi nhĩ, thường gặp do sùi, do viêm mũi xoang mủ, u ở vòm họng. Có trường hợp bị mắc bệnh do viêm nhiễm đường hô hấp, do bệnh lý trào ngược, dị nguyên hoặc không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh cũng là những tác nhân gây viêm tai giữa hiện nay.

Dấu hiệu thường gặp khi bị viêm tai giữa

Dấu hiệu thường gặp của viêm tai giữa thường khởi đầu là đau tai, sau đó chảy nước tai và sức bị nghe giảm.

Ngoài ra còn có những dấu hiệu ít gặp khác như ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn). Có trường hợp bị sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ…

Để phát hiện bệnh, người lớn cũng như trẻ em cần được sự hỗ trợ từ bác sĩ trong chẩn đoán chẳng hạn như dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope) hay kính hiển vi soi tai và nội soi tai (Oto-Endoscope).

Điều trị viêm tai giữa

Có rất nhiều cách điều trị viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Theo đó, kháng sinh uống là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu. Việc chọn lựa kháng sinh được dựa trên kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa. Tốt nhất là dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai.

Thời gian điều trị tối thiểu là tám ngày. Nếu như màng nhĩ không thủng có thể dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa. Nếu màng nhĩ bị thủng có thể nhỏ tai trong 3 – 4 ngày đầu ( dùng loại không độc cho tai) để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ khiến bít dẫn lưu, sau đó rửa sạch bằng nước muối sinh lý hay nước oxy già. Ngoài ra còn có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.

Một số trường hợp viêm tai giữa nhưng điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ – đặt ống thông nhĩ Diabolo, hay nạo viêm amidan. Nạo viêm amidan được thực hiện nếu như viêm tai giữa có kèm theo các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi viêm amidan phì đại. Nếu bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng và việc điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, thì có thể cần đến các phẫu thuật hòm nhĩ và khoét xương chũm.

Theo Vietnamnet

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.