Cập nhật: 189 cá nhân, tổ chức Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama

Việt Nam xuất hiện trong danh sách Hồ sơ Panama với 189 cá nhân, tổ chức cùng 19 công ty vỏ bọc thành lập ở nước ngoài.

189-ca-nhan-to-chuc-viet-nam-co-ten-trong-ho-so-panama

189 cá nhân tổ chức Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama. Ảnh minh họa: TNW

Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) rạng sáng nay công bố Hồ sơ Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org. Thông tin về 200.000 thực thể nước ngoài do các cá nhân giàu có trên khắp thế giới thiết lập được hé lộ trong lần này.

Trước khi dữ liệu đầy đủ được công bố, tra cứu tên website của ICIJ, người xem tìm thấy 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama. Đến thời điểm hiện tại, con số đã tăng lên 189. Việt Nam có 19 công ty vỏ bọc ở nước ngoài, đa phần đặt tại quần đảo British Virgin, Anh. Ngoài ra, tài liệu cũng công khai tên 23 cá nhân, tổ chức trung gian cùng 185 địa chỉ tại Việt Nam.

Ở khu vực châu Âu, Anh và Nga là hai nước có các công ty vỏ bọc thành lập tại nước ngoài tương đối lớn với lần lượt 17.973 và 11.516 thực thể. Bên cạnh đó, số cá nhân, tổ chức đến từ hai quốc gia này xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của ICIJ lần lượt là 5.676 và 6.285.

Số công ty vỏ bọc cùng tổ chức, cá nhân có liên quan tới Mỹ là 6.254 và 7.325.

Tại châu Á, Trung Quốc cũng sở hữu một lượng khá lớn công ty vỏ bọc ở nước ngoài, với 4.188 thực thể. Trong khi đó, con số ở Nhật Bản là 28. Số công ty vỏ bọc ở nước ngoài của Singapore cũng được xếp vào hàng cao với 5.869 thực thể.

Số tài liệu trên nằm trong 2,6 TB dữ liệu do một nguồn giấu tên, biệt danh John Doe, gửi cho tờ báo Đức  Sueddeutsche  Zeitung cách đây hơn một năm. Nó có nguồn gốc từ Mossack Fonseca, công ty luật trụ sở Panama chuyên về thiết lập và vận hành  các thực thể ở nước ngoài.

Từ khi được công bố hôm 3/4, Hồ sơ Panama đã tạo nên một cơn chấn động trên toàn cầu. Đây được đánh giá là một trong những vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử.

Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria đã phải từ chức sau khi tên hai ông xuất hiện trong Hồ sơ Panama. Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai hồ sơ thuế. Nhiều người giàu ở Australia, Pháp, Ấn Độ, Mexico, Peru, Tây Ban Nha và các quốc gia khác cũng bị điều tra do nghi ngờ trốn thuế.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.