Cậu bé người Thái 5 năm cõng bạn đến trường

(Baonghean.vn) - Suốt 5 năm trời, dù mưa hay nắng, trên con đường nhỏ tới trường ở bản Tà Cồ (Châu Hạnh, Quỳ Châu, Nghệ An), Vi Văn Khanh chưa một ngày rời xa người bạn tật nguyền của mình. Tình bạn của hai em đẹp như câu chuyện cổ tích giữa đời thường…

Tuổi thơ dữ dội

Mùa này con khe Đá Đòng lại ăm ắp nước, đó là nguồn sống của nhiều người dân trong bản Tà Cồ (Châu Hạnh, Quỳ Châu). Chiều chiều, cùng với bà con trong bản, cậu bé Vi Văn Khanh lại cõng người bạn tật nguyền của mình ra khe. Để bạn ngồi lên bờ, Khanh tất bật mò tìm những con hến, con cua còn sót lại trong từng hẻm đá. Dù ít dù nhiều, có thêm chúng nghĩa là bữa cơm của Khanh và của bạn không còn phải chấm muối vừng.

Nhà Vi Văn Khanh thuộc diện nghèo nhất bản, bố mẹ em đau yếu thường xuyên. Vì không có tiền chữa bệnh mà chỉ trông chờ vào những chén thuốc lá hái từ rừng nên sức khỏe ngày càng giảm sút. Mọi công việc trong nhà cũng dần trút lên đôi vai của cậu bé 11 tuổi. Bởi sớm to toan, bươn chải nên nhìn em trưởng thành hơn tuổi rất nhiều.

Cũng chính hoàn cảnh khó khăn nên em càng đồng cảm cho cậu bạn đồng trang lứa gần nhà sớm phải chịu cảnh tật nguyền - Vi Nhật Cảnh. Bao năm qua, tình bạn ấy ngày càng gắn kết bền chặt, khiến bà con nơi đây hết lòng cảm phục và xem đó là tấm gương cho lũ trẻ trong làng.  

cvfjngj
Suốt 5 năm, Vi Văn Khanh luôn đều đặn cõng bạn là Vi Nhật Cảnh (bị bại liệt) đến trường. Ảnh: Nga Nga

Nói về Vi Nhật Cảnh, em khá thiệt thòi khi bị bại não bẩm sinh, từ nhỏ đã không thể đi lại như bạn bè cùng trang lứa và nói năng không được lưu loát. Mẹ em cũng là một người phụ nữ tật nguyền, vì vậy, khi sinh ra em, bố ruột đã nhẫn tâm bỏ rơi hai mẹ con đi biệt xứ. Từ đó, mẹ con em sống nương tựa trong căn nhà tình thương do xóm giềng dựng tạm để rau cháo nuôi nhau qua ngày.

Năm em tròn 3 tuổi, một người đàn ông ở Thị trấn Tân Lạc, trong một lần xây nhà thuê cho bản Tà Cồ, biết được hoàn cảnh của hai mẹ con đã đem lòng thương cảm và kết hôn với mẹ của em. Từ đó, bố dượng đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho em, cho mẹ. Bố luôn ân cần, động viên em tới trường để được hòa đồng cùng chúng bạn, và hơn hết, để được học con chữ, được trở thành người có ích cho xã hội. 

fdjtfyi
Hàng ngày ngoài lúc lên lớp, đôi bạn lại cùng nhau ôn bài ở nhà. Ảnh: Thanh Quỳnh

Trước những lời động viên của bố, trong lòng Cảnh đã nuôi ước mơ được đến trường. Nhưng vì mặc cảm bản thân, em vẫn chỉ sống thu mình cách biệt với thế giới bên ngoài.

Cho đến một ngày, người bạn cạnh nhà của em là Vi Văn Khanh đã chia sẻ và quyết cõng em đến trường thì ước mơ ấy mới trở thành hiện thực. Kể từ đó, Khánh đã trở thành đôi chân của bạn mình, đôi chân của nghị lực và niềm tin để tiếp thêm sức mạnh cho người bạn tật nguyền đến trường và vượt qua những chông gai trên con đường ấy.

Con đường đến trường của hai chú lính chì dũng cảm

Con đường nhỏ từ nhà đến trường dài gần 1,5 km vốn chẳng bình yên. Con khe Đá Đòng vào mùa nắng chẳng sao, nhưng đến mùa mưa, khi nước dâng cao cũng là lúc đôi bạn trẻ đánh cược với tử thần trước dòng nước cuốn và những mỏm đá trơn trượt.

Vượt suối, hai em còn phải đi qua những con dốc đứng. Thấy áo bạn ướt đẫm mồ hôi, Cảnh đã nhiều lần khóc nấc trên lưng bạn. Đó cũng chính là những phút giây em tự hứa với lòng mình phải học thật tốt để những giọt mồ hôi ấy của bạn không rơi lãng phí vì mình.

Cho đến năm 2014, con đường từ nhà đến trường của hai em mới được sửa sang, con khe Đá Đòng hung dữ ngày nào cũng đã được bắc qua một chiếc cầu to, rộng. Con đường đã đẹp hơn, hai em cũng đã lớn khôn hơn,  nhưng những tháng ngày vất vả ấy vẫn mãi in đậm trong tâm trí.

Nhớ lại lần đầu tiên cõng bạn mình đến trường, Khanh xúc động: “Những lần đầu đến trường hai đứa phải dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị. Đường không dài lắm nhưng vì mỏi chân và mệt nên cả hai phải nghỉ lấy sức rất nhiều lần. Cảnh vốn có sức khỏe yếu, chân đau nên dù được cõng đi thì bạn ấy vẫn dễ bị tụt huyết áp. Nhưng cả hai vẫn cố gắng hứa với nhau phải đi học để không phụ lòng thầy cô và bố mẹ".

fdjnghik
Hình ảnh xúc động khi Khanh cõng bạn lên nhận giấy khen trong lễ tổng kết năm học. Ảnh: Nga Nga

5 năm đã trôi qua, dù ngày nắng hay mưa, Khanh không để bạn mình phải nghỉ học dù chỉ một hôm, hay thậm chí chậm giờ. Hơn ai hết, Khánh biết bạn mình có những khiếm khuyết không thể bù đắp nổi, nếu bỏ lỡ một bài giảng, một tiết học, mỗi lời thầy cô giảng sẽ vô cùng khó khăn cho bạn nếu muốn theo kịp chương trình.

Ở nhà mọi sinh hoạt cá nhân của Cảnh đều dựa vào sự giúp đỡ của bố mẹ, còn khi tới trường Khánh tình nguyện là đôi tay, đôi chân của bạn mình từ việc lấy từng quyển sách, cái bút đến đi vệ sinh hay làm bất kỳ những việc khác.

Cả hai luôn là những học sinh đạt số điểm cao của lớp, được nhiều giấy khen của trường trao tặng. Nhiều năm liền, Cảnh luôn là người đạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Nói về bản thân, em luôn coi mọi niềm vui, hạnh phúc, thành công mà mình đạt được ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân còn có những giọt mồ hôi nhọc nhằn của người bạn luôn ân cần giúp đỡ, động viên mình trong  suốt thời gian qua.

Sát cánh cùng hai cậu học trò nhỏ là cô Trần Thị Thuỷ giáo viên chủ nhiệm lớp. Cảm phục tình bạn trong sáng và nghị lực vươn lên của học sinh mình, cô chính là người đã đứng ra đề xuất với nhà trường miễn giảm hết các loại quỹ ở lớp cho 2 em. Có những hôm trời mưa Khanh không cõng bạn về được thì cô lại chở cả hai em về tận nhà.

Tâm sự với chúng tôi, cô cho biết: "2 em đều là học sinh ngoan của lớp, có tinh thần hiếu học. Dù gia cảnh khó khăn nhưng các em không bỏ buổi học nào và luôn sẵn sàng giúp bạn bè của mình khi gặp khó khăn. Đó là niềm tự hào của lớp nói riêng và nhà trường nói chung. Tập thể nhà trường trong thời gian qua luôn quan tâm, giúp đỡ và luôn tin rằng các em sẽ thành công"

Lễ tổng kết năm học đã trôi qua, nhưng hình ảnh hai em cõng nhau lên nhận giấy khen của trường trao tặng đã lấy đi bao nước mắt của thầy cô, bạn bè cùng trang lứa. Dù con đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng còn tình bạn ấy, còn tấm lòng bao dung, sẻ chia và nghị lực vươn lên của đôi bạn nhỏ thì một ngày không xa, hai chú lính chì dũng cảm sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Ước mơ được sống một cuộc đời ý nghĩa. 

Cùng xem đôi bạn cõng nhau đến lớp:

T.Quỳnh - Ng.Nga

tin mới

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.
ảnh đại diện ý kiến

Những thủ lĩnh nơi bản làng miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động đồng bào áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Về dự Hội nghị tuyên dương người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An lần thứ 2, năm 2019 diễn ra vào chiều 15/10, các đại biểu gửi gắm nhiều tâm nguyện từ thực tiễn.